Search Mark
Trang chủ / Góc Nhìn Chuyên Gia

Cổ Phiếu Công Nghệ Giúp Chứng Khoán Mỹ Phục Hồi Ấn Tượng, Thúc Đẩy Thị Trường Tiến Vào Xu Hướng Tăng 


Chứng khoán Mỹ đóng cửa với phiên tăng vào Thứ Sáu, ngày 9 tháng 6 năm 2023, với chỉ số S&P đang ở trong vùng thị trường tăng giá nhờ động lực lớn từ các cổ phiếu công nghệ. 

Vào đầu tuần, thị trường đã được “test” lại vùng giá khi Canada và Úc bất ngờ tăng lãi suất. 

Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi vào hôm thứ Năm, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2021. Thêm đó, dữ liệu ISM yếu và số lượng đơn đặt hàng của nhà máy thấp hơn dự kiến, tất cả đã gợi ý về khả năng suy thoái kinh tế, khiến Fed khó tăng lãi suất trong tuần tới. 

Hiện tại, các thị trường đang định giá ở mức 33% tỉ lệ tăng lãi suất vào tuần sau, sau đó là 90% vào tháng 7. 

Trong tuần, chỉ số S&P đã thoát khỏi vùng thị trường giá xuống (Bear Market) khi đóng cửa cao hơn 20% so với “đáy” tháng 10 năm ngoái, đánh dấu mức tăng 0.4% trong tuần thứ tư liên tiếp. NASDAQ tăng 0.1% đánh dầu tuần tăng thứ bảy liên tiếp, chuỗi dài nhất kể từ năm 2019. Chỉ số Dow Jones cũng kết thúc với mức tăng 0.3%. 

Những người vốn đang theo dõi thị trường nay đã bị thúc đẩy bởi các đợt phục hồi gần đây, bao gồm cả sự phục hồi của các cổ phiếu vốn hóa nhỏ. Chỉ số Russell 2000 đã tăng 1.9% trong tuần này. 

Dưới đây là mức đóng của vào Thứ Sáu, ngày 9 tháng 6 năm 2023:  

 Mức Đóng Cửa Thay Đổi %Thay Đổi 
Dow Jones 33,876.78 +43.17. +0.13% 
S&P 500 4,298.86 +4.93. +0.11% 
Nasdaq Comp 13,259.14 +20.62. +0.16% 
U.S. 10Y 3.74%   
VIX 13.83 0.00. 0.00% 

Như đã đề cập ở bài viết tuần trước, thị trường đang dần cho thấy dấu hiệu “giảm nhiệt” 

Mặc dù thị trường lại có thêm một tuần tăng điểm, đẩy chỉ số S&P lên cao, nhưng mức độ tăng tương đối nhỏ hơn so với các tuần trước. 

Đương nhiên, sau những mức tăng ấn tượng như vậy, người ta cho rằng xu hướng này sẽ giảm lại. Để xác định xu hướng tăng giá vững chắc, thị trường sẽ phải vượt qua ngưỡng kháng cự cực mạnh tại đỉnh năm 2021. 

Một lần nữa, thị trường đã khẳng định rằng, mặc cho các động thái tăng lãi suất của Fed, hay các chỉ báo kinh tế không khả quan, hay thậm chí là dự báo về một cuộc khủng hoảng, thị trường vẫn đang có động lực tăng trưởng. 

Qua những năm vừa rồi, tôi thường bối rối về việc làm thế nào mà thị trường có thể phục hồi mặc dù hoạt động kinh tế đang chậm lại. Lý do tôi thường được nghe là, Fed sẽ hạ lãi suất để đối phó với suy thoái. Tuy nhiên, lý do này lại chưa đủ thuyết phục khi một yếu tố quan trọng đã bị bỏ quên: Tình trạng lạm phát vẫn đang kéo dài. 

Các nhà đầu tư hiện nay đang trải qua giai đoạn FOMO, bởi sự phấn khích liên quan đến cuộc cách mạng AI đã thúc đẩy họ. Thị trường đang quá mua và có khả năng là có thể tiếp tục tăng, khiến những nhà đầu cơ “short”vào mỗi đợt phục hồi cảm thấy lo lắng. 

Mặc dù “short” có thể vẫn sẽ là nước đi đúng đắn, khi mà đường cong lợi suất đảo ngược và cách tiếp cận của Fed trong việc duy trì lãi suất cao sẽ còn kéo dài. Nhưng, câu hỏi đặt ra là họ sẽ có thể chịu đựng bao lâu trước khi thị trường lại chứng kiến một đợt bán khống lớn. 

Ở thời điểm hiện tại, các nhà giao dịch theo lệnh “short” đang rất khó khăn để chống lại đợt tăng theo xu hướng FOMO này, và tình trạng này có thể sẽ diễn ra trong một khoản thời gian đáng kể. 

Nguồn: CBOE, Bloomberg.  

Bài bình luận này được viết bởi James Gomes.       

James đã làm việc trong ngành tài chính hơn 30 năm và gần đây nhất đã làm việc cho một ngân hàng lớn của Mỹ trong hơn 20 năm. 

 
Tuyên Bố Rủi Ro            

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai. Đầu tư vào một số dịch vụ nhất định nên được thực hiện dựa trên mức ký quỹ hoặc đòn bẩy, trong đó những biến động tương đối nhỏ trong giá giao dịch có thể có tác động đáng kể hoặc không tương xứng đến khoản đầu tư của khách hàng. Do đó, khách hàng nên sẵn sàng chịu tổn thất khi sử dụng các phương thức giao dịch trên.        

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.      

[Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm]             

Thông tin trên được cung cấp đến công chúng chỉ với mục đích duy nhất là đưa tin và KHÔNG đóng vai trò là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc lời chào mua hoặc bán bất kỳ sản phẩm tài chính nào. Tài liệu trên được soạn không phải là bản tham khảo hoặc sự cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính cụ thể nào của người đọc. Bất kỳ giá trị nào liên quan đến sự dịch chuyển của một sản phẩm tài chính trong quá khứ sẽ không được coi là chỉ báo đáng tin cậy về dự báo hướng đi của chính sản phẩm tài chính đó trong tương lai. Doo Prime và công ty mẹ, chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, cũng như nhà quản lý không đại diện hoặc bảo đảm đối với thông tin được hiển thị. Đồng thời, các chủ thể trên sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc do hậu quả nào phát sinh do bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, cũng như cấp quản lý sẽ không chịu trách nhiệm về bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc do hậu quả nào phát sinh do bất kỳ rủi ro giao dịch, lãi hoặc lỗ phát sinh từ bất kỳ khoản đầu tư nào của cá nhân hoặc khách hàng. 

Chia sẻ với:

Góc Nhìn Chuyên Gia

Cổ “Tech” Bị Bán Tháo Và Gián Đoạn Mạng Khiến Thị Trường Mỹ Chao Đảo 

Tất cả các chỉ số đóng cửa giảm, Dow Jones Industrial Average giảm sâu, mất 377 điểm, tương đương 0,9%. S&P 500 và Nasdaq cũng theo đó giảm lần lượt là 0,7% và 0,8%. 

2024-7-22 | Góc Nhìn Chuyên Gia

Chứng Khoán Mỹ Tăng Nhờ Dữ Liệu Lạm Phát Và Lãi Suất Fed 

S&P 500, chỉ số quan trọng bậc nhất của Phố Wall, tiếp tục đà tăng vào thứ Sáu tuần qua, đánh dấu tuần tăng thứ hai liên tiếp. Đây cũng là tuần tăng thứ 10 trong 12 tuần gần nhất của chỉ số này. 

2024-7-15 | Góc Nhìn Chuyên Gia

Chứng Khoán Mỹ Tăng Nhờ Dữ Liệu Việc Làm Và Đà Công Nghệ 

Chứng khoán Mỹ khởi động giai đoạn nửa cuối năm 2024 với phiên tăng điểm vào ngày 5 tháng 7 vừa qua, tiếp nối đà tăng từ tuần trước.

2024-7-9 | Góc Nhìn Chuyên Gia