Search Mark
Trang chủ / Kiến Thức

Birmingham Phá Sản: Đồng Bảng Ảnh Sẽ Bị Ảnh Hưởng Như Thế Nào? 


Birmingham phá sản ảnh hưởng gì

Ngày 05 tháng 09 vừa qua, Birmingham, thành phố lớn thứ 2 của Vương Quốc anh đã đệ trình “Thông báo Mục số 114”. Điều này được xem như một tuyên bố rằng thành phố Birmingham phá sản.

Hội đồng thành phố cho hay, mức thâm hụt tài chính hiện tại vào khoảng 87 triệu bảng Anh. Nguyên nhân phát sinh do khó khăn trong việc thanh toán các yêu cầu trả lương bình đẳng. Họ buộc phải ngừng các hoạt động chi tiêu mới, không cần thiết. Song song, tập trung vào các dịch vụ công thiết yếu và nghĩa vụ pháp lý.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và những hậu quả cuộc sự kiện thành phố Birmingham phá sản. Đồng thời, xem xét các các thách thức hiện tại trong nền kinh tế Anh. Sau đó, đánh giá các tác động tiềm tàng đối với diễn biến của đồng bảng Anh.

Đầu Tiên, Tại Sao Birmingham Tuyên Bố Phá Sản?

Nguyên nhân xuất phát từ sự kiện lịch sử

Birmingham được biết nên như trái tim của Cách Mạng Công Nghiệp. Thành phố này có một lịch sử phong phú về đổi mới và sản xuất. Tuy nhiên, mồi lửa cho sự phá sản gần đây đã nhen nhóm từ 11 năm trước. Tất cả bắt đầu với vụ kiện “equal pay for equal work”, tạm dịch là “bằng công bằng lương”.

Vào năm 2021, Toà án Tối cao Vương quốc Anh đã ra phán quyết rằng Hội đồng thành phố Birmingham đã vi phạm các quy định về trả lương bình đẳng. Trong cáo buộc, 174 nhân viên nữ được cho là đã bị nhận mức lương thấp hơn so với các đồng nghiệp là nam giới, xét cùng một vị trí công việc.

Tòa Trọng tài Lao động cho rằng đây là hành vi phân biệt đối xử với hàng trăm lao động nữ. Do đó, Hội đồng thành phố Birmingham đã thua kiện. Họ đã phải bồi thưởng khoảng 1,1 tỷ bảng Anh.

Nguyên nhân trực tiếp

Hiện tại, các khoản nợ tồn đọng liên quan đến việc trả lương bình đẳng của Birmingham dao động từ 650 đến 760 triệu bảng. Tốc độ tăng nợ hàng tháng từ 5 đến 14 triệu bảng. Vì vậy, Hội đồng thành phố đã tuyên bố phá sản với lý do không đủ ngân sách để thanh toán các khoản nợ này.

Đáng chú ý, Birmingham phá sản không phải là trường hợp duy nhất đã từng xảy ra. Nhiều chính quyền địa phương ở Anh đã phải vật lộn với những khó khăn tài chính nghiêm trọng. Từ năm 2000, các thành phố như Hackney, Northamtonshire, Slough, Croydon, Serco và Woking đã tuyên bố phá sản. Vấn đề cốt lõi đằng sau những sự kiện này nằm ở chi phí cao trong khi doanh thu thấp.

Birmingham, ngoài yêu cầu trả lương bình đẳng, cũng phải đối mặt với những thách thức khác. Bao gồm chi phí chăm sóc sức khỏe tăng, lạm phát tăng và sản lượng giảm. Vì thế, câu hỏi đặt ra là, nguồn tài chính địa phương có phản ảnh tình trạng kinh tế quốc gia hay không?

Birmingham Phá Sản Có Phải Là Chỉ Báo Cho Những Vấn Đề Kinh Tế Của Anh Quốc?

Chính quyền trung ương và địa phương của Vương quốc Anh đi theo cơ chế quản lý tài chính một cách độc lập. Tuy vậy, sự việc Birmingham phá sản đã gián tiếp làm sáng tỏ những rủi ro của nền kinh tế Anh đang phải đối mặt như: nợ cao, lạm phát cao và sản lượng thấp.

Nợ Cao:

DBRS Morningstar, một trong top 4 cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu thế giới, lưu ý rằng khoản nợ của Birmingham từ tư nhân chỉ chiếm 25%. Trong khi đó, 65% khoản nợ này là từ Kho bạc Anh, phần còn lại là từ các địa phương khác.

Theo lời một Phó chủ tịch cấp cao của cơ quan này, khả năng trả nợ của Hội đồng thành phố Birmingham phần lớn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Chính phủ Anh và các chính quyền địa phương khác.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đã tuyên bố, chính phủ sẽ không chịu trách nhiệm giải cứu các hội đồng địa phương quản lý kém. Tuy nhiên, một phát ngôn viên chính thức lại tuyên bố rằng họ đã can thiệp để làm giảm áp lực lên chính quyền địa phương.

Theo đó, Chính phủ Anh sẽ cung cấp thêm 5,1 tỷ bảng cho Birmingham từ năm 2023 đến năm 2024, tăng nguồn tài trợ của hội đồng thành phố lên 9%.

Tuy nhiên, nguồn vay của Birmingham lại chính là chính phủ Anh, vốn đã và đang vật lộn với khoản nợ cao. 

Hiện tại, chính phủ Anh đã nợ tới gần 2,6 tỷ bảng. Đây là mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020. Con số này tương đương với tổng GDP hàng năm của họ.

Do chi phí trả nợ cao hơn tương ứng so với doanh thu của chính phủ, Fitch Ratings chỉ định triển vọng xếp hạng tín dụng của Vương quốc Anh là tiêu cực trong tháng Sáu. Các nguyên nhân chính là “nợ tăng liên tục” và triển vọng tài chính bấp bênh của quốc gia này.

Lạm Phát Cao:

Vương quốc Anh phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát cao nhất so với các nền kinh tế lớn khác. Vào tháng 7, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Anh đã tăng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái, gấp hơn ba lần mục tiêu 2%. Điều này trái ngược với tỷ lệ lạm phát trong tháng 7 của Eurozone là 5,3%. Nếu so với CPI cùng kỳ trong tháng 7 năm ngoái, con số này của Mỹ chỉ là 3,2%.

CPI của Anh đạt mức tăng cao nhất so với cùng kỳ là 11,1% vào tháng 10 năm 2022, cao nhất trong 40 năm, trước khi giảm nhẹ. Dự đoán của Phòng Thương mại Anh (BCC) cho thấy CPI sẽ dao động quanh mức 5% trong quý 4 năm nay, có khả năng tiến gần mục tiêu lạm phát vào cuối năm 2025.

Sản Lượng Thấp:

Anh quốc hện tại đang phải chật vật với tình trạng stagflation, từ được dùng để chỉ tình trạng lạm phát tăng trong nền kinh tế đình trệ. Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng Tổng hợp (PMI) của Vương quốc Anh trong tháng 8 ở mức 47,9, dưới mức tham chiếu 50. Cả hai lĩnh vực dịch vụ và sản xuất đều bị thu hẹp lại.

Ngoài ra, dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia Vương quốc Anh vào ngày 13 tháng 9 cho thấy GDP giảm 0,5% so với 7 cùng kỳ. Đây là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 12 năm 2022, dưới mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là 0,2%.

Ảnh Hưởng Của Nền Kinh Tế Anh Đến Đồng Tiền Của Quốc Gia Này Như Thế Nào?

Động thái tiếp theo:

Moody’s – một trong 3 hãng xếp hạng tín nhiệm lớn trên toàn cầu – tin rằng lạm phát cao kéo dài và chi phí vay cao sẽ đẩy nền kinh tế Anh vào tình trạng suy thoái nhẹ.

Lạm phát cao là thách thức chính mà nền kinh tế Anh phải đối mặt. Để kiềm chế lạm phát, Ngân hàng Anh đã tăng lãi suất 14 lần kể từ tháng 12 năm 2021, đưa tỷ lệ chuẩn lên mức cao nhất trong 15 năm là 5,25%.

Thị trường kỳ vọng Ngân hàng Anh sẽ có các động thái tương tự Ngân hàng Trung ương Châu Âu. Họ có thể sẽ tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản và ngày 21 tháng 09. Cùng ngày, Fed sẽ công bố quyết định chính sách tiền tệ mới của họ. Dự kiến, lãi suất sẽ duy trì trong khoảng 5,25% đến 5,50%.

Mức độ hiệu quả của việc tăng lãi suất:

Xét theo phương diện lịch sử, khi BoE tăng lãi suất, đồng bảng Anh sẽ tăng ổn định so với USD. Tuy nhiên ở hiện tại, sau khi Fed tăng lãi suất vào tháng 7 và BoE cũng tăng thêm 25 điểm lãi suất cơ bản, đồng bảng Anh bắt đầu giảm. Bảng Anh giao dịch ở mức thấp nhất kể từ tháng 6, khoảng 1,248 USD.

Nếu dự đoán thị trường về các quyết định vào tháng 9 của Cục Dự trữ Liên bang và Ngân hàng Anh được chứng minh là chính xác thì đồng bảng Anh có thể tăng trở lại so với đồng đô la Mỹ.

Đồng Euro sẽ được xem như tham chiếu, đã giảm hơn 5% so với đồng đô la Mỹ kể từ giữa tháng 7. Nhưng gần đây, đồng tiền này đã bắt đầu phục hồi từ mức thấp nhất trong 5 tháng, bất chấp sự sụt giảm hàng tuần.

Ngược lại, nếu Cục Dự trữ Liên bang bất ngờ tuyên bố tăng lãi suất. Ngay cả khi Ngân hàng Anh tăng lãi suất đồng thời, đồng bảng Anh có thể chịu áp lực.

Birmingham Phá Sản, Có Hay Không?

Các thành phố có thể vừa tuyên bố phá sản vừa có thể “chấm dứt” phá sản. Họ có thể tái cơ cấu nợ chính quyền địa phương một cách hiệu quả thông qua luật phá sản.

Detroit, được mệnh danh là “Thành phố Ô tô”, đã tuyên bố phá sản vào cuối năm 2013. Chưa đầy một năm sau, họ đã thoát khỏi sự bảo vệ của tòa án. Kể từ đó, Detroit đã có nhiều năm liên tiếp chi ngân sách phù hợp với doanh thu, thu về lượng tiền mặt thặng dư. Liệu Birmingham, “Công xưởng của Thế giới”, có thể làm điều tương tự? Điều này phần lớn phụ thuộc vào hiệu suất tổng thể của nền kinh tế Anh.

Hiện tại, Vương quốc Anh đang vật lộn với tình trạng stagflation, với lạm phát cao và tăng trưởng kém. Ngân hàng Anh sẽ tiếp tục tăng lãi suất để giải quyết lạm phát tăng cao.

Lãi suất cao hơn có thể hỗ trợ đồng bảng Anh, nhưng đồng đô la Mỹ mạnh lên có thể gây áp lực. Các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ dữ liệu kinh tế quan trọng của Vương quốc Anh. Đồng thời lưu ý sự phát triển của ngân hàng trung ương để nắm bắt các cơ hội giao dịch tối ưu.

| Về Doo Group   

Tập đoàn Doo Group được thành lập vào năm 2014 và hiện có trụ sở chính đặt tại Singapore. Sau nhiều năm phát triển, Doo Group đã trở thành một tập đoàn dịch vụ tài chính đa lĩnh vực với mảng công nghệ tài chính làm cốt lõi. Với nhiều thương hiệu trực thuộc như Doo Clearing, Doo Financial, Doo Prime, Doo Wealth, Doo Health, Doo Academy, Lesspay, FinPoints và hơn thế nữa, Tập đoàn cam kết mang đến hệ thống dịch vụ tài chính chất lượng cùng các giải pháp cải tiến toàn diện cho quý khách hàng cá nhân và tổ chức trên toàn thế giới.  

Hiện tại, các chi nhánh trực thuộc Tập đoàn Doo Group, theo vị trí địa lý và sản phẩm, được quy định bởi nhiều cơ quan quản lý tài chính hàng đầu toàn cầu, bao gồm nhưng không giới hạn ở Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (US SEC), Cơ quan quản lý ngành tài chính (US FINRA), Cơ quan quản lý tài chính Vương quốc Anh (UK FCA), Ủy ban Chứng khoán Và Đầu tư Úc (ASIC), Trung Tâm Phân Tích Và Báo Cáo Giao Dịch Úc (AUSTRAC), Ủy Ban Chứng Khoán Và Hợp Đồng Tương Lai Hồng Kông (HK SFC), Cơ Quan Bảo Hiểm Hồng Kông (HK Insurance Broker), Cơ Quan Đăng Ký Hồng Kông ( HK Trust Company), Cục Hải Quan Và Thuế Hồng Kông (Nhà Điều Hành Dịch Vụ Tài Chính HK), Cơ quan Đại lý Bất động sản Hồng Kông (HK EAA), Cơ Quan Dịch Vụ Tài Chính Labuan Malaysia (MY Labuan FSA), Cơ Quan Dịch Vụ Tài Chính Seychelles (SC FSA), Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Mauritius (MU FSC), và Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Vanuatu (VU FSC). Hiện tại, tập đoàn Doo Group sở hữu các đơn vị trực thuộc hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau trên khắp thế giới, trong đó có Dallas, London, Sydney, Singapore, Hồng Kông, Dubai, Kuala Lumpur, cũng như tại nhiều khu vực khác.      

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ chúng tôi:                 

Trang web chính thức: www.doo.com  

Văn phòng Hồng Kông: +852 6701 2091                

Văn phòng Singapore: +65 6011 1736               

Email: [email protected] 

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo                      

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.                      

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.                      

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.                 

Tuyên Bố Rủi Ro                        

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.                        

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính. Để biết thêm chi tiết, vui lòng tham khảo tài liệu Thoả thuận Khách hàng Doo Prime và Tuyên Bố Rủi Ro.                   

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm              

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Chia sẻ với:

Kiến Thức

Trump Tạo Áp Lực Bán Cho Cổ Phiếu Chip

Cổ phiếu của các công ty bán dấn và liên quan đến công nghệ hàng đầu như ASML, Nvidia, và TSMC đã bị giáng một đòn mạnh mẽ

2024-7-25 | Kiến Thức

Tesla Hồi Phục: Giải Mã Thị Trường

Cổ phiếu Tesla đã tăng ấn tượng khoảng 40% trong bảy ngày liên tiếp. Đà tăng này đã hồi phục hoàn toàn khoản giảm từ nửa đầu năm nay.

2024-7-18 | Kiến Thức

Mùa Đông Của Bitcoin Đang Trở Lại? 

Tuần vừa quan hẳn là một tuần “sóng gió” với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư lo sợ đã đặt ra câu hỏi: Liệu mùa đông của tiền số đã quay trở lại?  

2024-7-11 | Kiến Thức