Search Mark
Trang chủ / Phân Tích

Harris Vs Trump: Các Tác Động Thị Trường 


Từ Biden với Trump đến Harris với Trump, tất cả đang tạo nên những tác động bất ổn đến thị trường. Thế giới tài chính luôn cần sự ổn định. Vậy mà trong vài tuần gần đây, sự bất ổn đã lan rộng trên thị trường vì các thay đổi chính trị. Hậu quả, thị trường chứng khoán cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tác động của những sự kiện chính trị này đến thị trường, đặc biệt lên chỉ số S&P 500. 

Chuỗi Sự Kiện Bất Ngờ 

Mọi việc bắt đầu với một sự kiện kinh hoàng: cựu tổng thống Mỹ Donald Trump bị ám sát. Chính khoảnh khắc này như một sự kiện thiên nga đen, làm rúng động cả một quốc gia, thậm chí nhiều quốc gia, tạo nên làn sóng sự hãi và bất ổn. Các thị trường, vốn nhạy cảm với các tin tức chính trị,  đã phản ứng tức thì. Nhưng không chỉ có thể. 

Chỉ vài ngày sau khi Trump bị đe dọa mạng sống, Tổng thống đương nhiệm Joe Biden đã thông báo rút lui khỏi cuộc bầu cử với không một lý do chính đáng nào. Quyết định bất ngờ này đã khiến giới chính trị khó hiểu. Không những thế, Phó Tổng thống Kamala Harris đã nổi lên với tư cách là ứng cử viên Đảng Dân chủ. Sự chuyển dịch của trường chính trị đã làm tăng tính bất ổn, khiến nhiều nhà đầu tư bất an và gây ra các phản ứng gay gắt trên thị trường. 

Phản Ứng Tức Khắc Của Thị Trường 

Sau các sự kiện trên, S&P 500, chỉ số chính cho sức mạnh của chứng khoán Mỹ, đã điều chỉnh giảm 5%. Mặc dù với mức 5% có vẻ rất nguy hiểm, nhưng thông thường, đây sẽ được xem như một cơ hội mua chờ hồi, đặc biệt là sau những đợt tăng chóng mặt gần đây. Kể từ tháng Tư, S&P 500 đã tăng 15% và không có dấu hiệu dừng lại. Do đó, với đợt giảm giá này, mặc dù khá mạnh, nhưng cũng có thể được xem là cơ hội để tận dụng xu hướng tăng giá trong dài hạn. 

HQ - Trump vs Harris SV1

Tại Sao Thị Trường Lại Phản Ứng Với Các Vấn Đề Chính Trị 

Phản ứng của thị trường đi theo một nguyên tắc cơ bản: thị trường cần sự ổn định. Các nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa trên những kỳ vọng về tương lai của nền kinh tế, và sự ổn định trong chính trị chính là yếu tố căn bản để cấu thành nên các kỳ vọng này. Khi chính trị bât ổn, nó sẽ tạo ra sự không chắc chắn về các chính sách, các điều kiện kinh tế và nhìn chung là toàn bộ môi trường cho doanh nghiệp sẽ khó đoán. 

Việc Trump bị ám sát, Biden rút lui và Harris bất ngờ ứng cử, tất cả đã tạo nên sự bất ổn. Các nhà đầu tư, hoài nghi về bức tranh chính trị trong tương lai và các chính sách kinh tế sẽ được ban bố, đã xắn tay chốt lời, dẫn đến sự điều chỉnh như đã nêu của thị trường nói chung và S&P 500 nói riêng. 

Hiểu Về Đợt Điều Chỉnh Này 

Mặc cho hiệu suất giảm sút, điều quan trọng cần quan tâm chính là, điều chỉnh là một phản ứng tất yếu của thị trường. Các đợt điều chỉnh cho phép thị trường tích lũy đà tăng, giảm thiểu mức độ đầu cơ quá đà, và là bàn đạp cho những sự tăng trưởng trong tương lai. S&P 500 điều chỉnh giảm 5% sau khi tăng 15%, đó chẳng phải là điều bình thường hay sao? 

Hơn thế nữa, các dữ liệu lịch sử cho thấy rằng thị trường có thể hồi phục mạnh mẽ sau những tuần điều chỉnh như thế này, đặc biệt nếu nền tảng kinh tế trong giai đoạn đó vẫn duy trì mạnh mẽ. Đà giảm lần này nhiều khả năng là chỉ trong ngắn hạn, bởi nheiefu nhà đầu tư đã đánh giá lại tình hình và có nhiều khả năng sẽ quay trở lại thị trường. 

Điều thú vị là nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đã bắt đầu mua, hãy xem biểu đồ ở phía dưới đây. Động thái này cho thấy sự tự tin trên thị trường vẫn còn co sức mạnh của nền kinh tế vẫn ổn, và sự điều chỉnh này chỉ là tạm thời. 

HQ - Trump vs Harris SV2

Góc Nhìn Về Đà Tăng 

Nhìn về tương lai, có một số lý do quan trọng đã giữ cho sự lạc quan trên thị trường tiếp tục duy trì. Đầu tiên là nền kinh tế nhìn chung vẫn đang theo xu hướng tăng, với các doanh nghiệp báo cáo thu nhập tốt, tỉ lệ thất nghiệp thấp, lạm phát thấp hơn và nền kinh tế toàn cầu dần hồi phục. Các yếu tố này tạo nên một nền tảng vữ chắc cho thị trường trong thời điểm này. 

Thứ hai, mối quan tâm chính của thị trường không phải là ai thắng ai thua trong cuộc bầu cử, mà họ muốn một kỳ bầu cử ổn định và nhẹ nhàng. Nhà đầu tư thường ưu tiên tính dự đoán được và một sự chuyển giao quyền lịch nhẹ nhàng. Miễn là việc bầu cử vẫn sẽ diễn ra mà không bị gián đoạn, thị trường sẽ tự ổn định và trở lại với xu hướng tăng vốn có.  

Cuộc Thăm Dò Giữa Trump và Harris 

Với việc Kamala Harris trở thành ứng cử viên của Đảng Dân chủ, bối cảnh chính trị đã có một động lực mới. Mặc dù các chính sách và cách tiện cận của bà có nhiều điểm khác với Biden, nhưng thị trường sẽ dần chấp nhận việc ứng cử của bà khi mà họ hiểu được những kế hoạch kinh tế và chiến lược của bà.  

Việc Harris ứng cử tạo ra những biến số mới nhưng cũng mang đến cơ hội cho các nhà đầu tư đánh giá lại và điều chỉnh lại chiến lược của họ dựa trên các chính sách mà bà đề xuất. Khi có thêm thông tin, thị trường có thể sẽ điều chỉnh và cú sốc ban đầu sẽ tan biến. 

Các cuộc thăm dò mới nhất cho thấy Trump dẫn trước Harris với tỷ số sít sao: Trump ở mức 47,6% và Harris ở mức 46,1%. Những con số này phản ánh một cuộc đua mang tính cạnh tranh cao, tạo thêm một lớp bất ổn cho các nhà đầu tư. Tâm lý thị trường có thể bị ảnh hưởng đáng kể bởi dữ liệu thăm dò ý kiến, vì nó cung cấp cái nhìn tổng quan về kết quả bầu cử tiềm năng. Các nhà đầu tư nên theo dõi chặt chẽ các cuộc thăm dò này vì chúng cung cấp những hiểu biết sâu sắc về bối cảnh chính trị đang phát triển. 

HQ - Trump vs Harris SV3

Đối Mặt Với Sự Bất Ổn  

Tóm lại, sự rung lắc của thị trường trong gia đoạn này chủ yếu là do những bất ổn trong các động thái chính trị. Từ việc ông Trump bị ám sát, Biden rút lui đến việc Harris bất ngờ ứng cử, tất cả đều tạo nên một sự bất ổn lớn. Do đó, S&P 500 đã điều chỉnh giảm 5%. 

Tuy nhiên, việc thị trường điều chỉnh là không thể tránh khỏi, bởi chỉ số này đã tăng 15% kể từ đầu năm. Nhìn chung, thị trường vẫn duy trì sức mạnh và sự lạc quan nhờ có một nền tảng kinh tế đang dần ổn định hơn. 

Khi mọi sự bất ngờ dần lắng đọng lại, thị trường sẽ có được một bức tranh rõ ràng hơn về bối cảnh kinh tế và chính trị. Nhà đầu tư nên thường xuyên cập nhất các tin tức về cả kinh tế và chính trị để chuẩn bị cho các chiến lược sinh lợi của mình. Hãy luôn cập nhật các thông tin về bầu cử qua các bài phân tích thị trường chuyên sâu của Doo Prime. 

Đọc thêm các bài phân tích thị trường tài chính của Doo Prime tại đây.


Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào.

Chia sẻ với:

Phân Tích

Donald Trump Đắc Cử, Elon Musk Chiến Thắng

Donald Trump đã trở thành tổng thống Mỹ, nhưng “kẻ thắng cuộc thực sự” trong sự chuyển mình về chính trị gần đây lạ thay, lại là Elon Musk. 

2024-12-5 | Phân Tích

Thị Trường Tăng Cao Mặc Vấn Đề Thuế Quan, Lạm Phát

Mặc cho lo ngại về thuế quan và lạm phát là có, nhưng thị trường vẫn chứng tỏ sức kháng cực trước những tin tức tiêu cực.

2024-12-2 | Phân Tích

Black Friday vs. Cyber Monday: Ngày Nào Quan Trọng Hơn? 

Hàng năm, cứ vào dịp lễ Black Friday và Cyber Monday, người tiêu dùng trên toàn mong chờ những ưu đãi tốt nhất trên thị trường.

2024-11-28 | Phân Tích