Giải Nobel Kinh Tế 2024 đã lý giải một câu hỏi quan trọng: tại sao một số quốc gia giàu, nhưng một số lại nghèo? Bằng nghiên cứu về cách thức hình thành các thể chế xã hội và ảnh hưởng của chúng đến sự thịnh vượng của các quốc gia, ba nhà khoa học đạt giải đã chỉ ra nguyên nhân cho sự chênh lệch đó. Tuy nhiên, liệu giải thưởng này có thực sự tạo được bất kỳ một tác động nào đến thị trường của chúng ta?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài phân tích hôm nay, nơi chúng tôi sẽ đi sâu vào các tác động của giải Nobel kinh tế năm 2024 đến các lĩnh vực như năng lượng, xu hướng phát triển bền vững và triển vọng của những nền kinh tế mới nổi.
Tổng Quan Về Giải Nobel Kinh Tế 2024
Chủ Đề Nghiên Cứu
20% các quốc gia giàu nhất thế giới hiện giàu hơn khoảng 30 lần so với 20% các quốc gia nghèo nhất. Hơn nữa, khoảng cách thu nhập giữa các quốc gia giàu nhất và nghèo nhất vẫn dai dẳng; mặc dù các quốc gia nghèo nhất đã trở nên giàu hơn, nhưng họ vẫn chưa bắt kịp với các quốc gia thịnh vượng nhất. Tại sao?
Ba nhà kinh tế học người Mỹ, bao gồm Daron Acemoglu, Simon Johnson và James A. Robinson, đã được trao tặng giải Nobel kinh tế 2024 khi đi tìm lời giải cho chủ đề này – sự khác biệt trong các thể chế của xã hội.
Việc đi sâu về toàn bộ nội dung nghiên cứu của giải thưởng năm nay là khá phức tạp. Trong khuôn khổ của bài phân tích hôm nay, chúng ta hãy cùng đi qua ý tưởng chính nhất trong nghiên cứu của họ, đó chính là ảnh hưởng của “thể chế khai thác” và “thể chế bao trùm”.
Giải Nobel 2024: Thể Chế “Khai Thác” và “Bao Trùm”
Trong đề tài nghiên cứu, các nhà khoa học chia các thể chế kinh tế ra làm hai loại.
Thể chế khai thác (extractive institutions) có thể hiểu là một bộ máy quyền lực mà sự tập trung tài sản hướng đến thiểu số quyền lực. Các thể chế khai thác thường dẫn đến việc triệt tiêu động lực đổi mới và sáng tạo vì lợi ích cá nhân của một nhóm nhỏ quyền lực không bao giờ được chia sẻ với đại đa số dân cư. Sự chênh lệch quyền lực và tài sản này làm suy yếu khả năng phát triển bền vững và làm cho xã hội trở nên bất ổn hơn.
Thể chế bao trùm (inclusive institutions), ngược lại, là các cấu trúc và quy định trong xã hội mà khuyến khích sự tham gia và đóng góp của mọi cá nhân vào nền kinh tế và đời sống chính trị.
Theo các nhà nghiên cứu, thể chế bao trùm là yếu tố quyết định cho mức độ giàu có của một quốc gia. Họ nhấn mạnh rằng, các thể chế này tạo ra môi trường thuận lợi cho đổi mới, đầu tư và sản xuất, từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế.
Vậy, những phân tích trên có tác động như thế nào?
Tác Động Của Giải Nobel Kinh Tế 2024.
Tác Động Đến Chính Sách Kinh Tế
Khi một nghiên cứu được vinh danh, các nhà làm luật, hoạch định kinh tế sẽ có được những luận cứ mới để xem xét và áp dụng những khái niệm đó vào chính sách thực tế của mình.
Cụ thể trong trường hợp này, chính phủ có thể xem xét và cải cách một hoặc nhiều phần trong thể chế của họ, để làm sao tận dụng tối đa lợi thế của thể chế bao trùm. Các cải cách có thể bao gồm gia tăng quyền sở hữu tài sản, đảm bảo tự do kinh doanh, đẩy mạnh cạnh tranh, … Từ đó, kỳ vọng vào việc thúc đẩy xây dựng nền kinh tế bền vững.
Tác Động Đến Các Thị Trường Mới Nổi, Chỉ Số MSCI Emerging Markets
Tương tự như tác động kinh tế, mộ số lĩnh vực, ngành nghề liên quan đến đề tài nghiên cứu sẽ được hưởng lợi từ giải Nobel kinh tế 2024.
Với “gợi ý” về việc đổi mới thể chế, các quốc gia đang phát triển chính là những vùng đất vô cùng màu mỡ. Bởi không như các nền kinh tế đã “trưởng thành”, các quốc gia như Ấn Độ, Brazil và các nước Đông Nam Á, chú trọng vào việc cải cách, ứng dụng các chính sách phù hợp, không cứng nhắc, sao cho mục tiêu tăng trưởng GDP trở thành trọng tâm hàng năm.
Để minh chứng, chỉ số MSCI Emerging Markets, bao gồm 1,277 cổ phiếu từ 24 quốc gia mới nổi, đã đạt mức tăng trưởng 9.83% trong năm 2023. Các ngành như Tài chính, Công nghệ thông tin và Tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số này. Cụ thể, Tài chính chiếm 22.84% và Công nghệ thông tin chiếm 22.23%. Có thể thấy, tỷ trọng này là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới, và cũng phù hợp luôn với các đề xuất được trích ra từ nghiên cứu đạt giải Nobel kinh tế 2024.
Giải Nobel 2024: Phát Triển Bền Vững và Các Quỹ Liên Quan
Như đã đề cập trong nghiên cứu, các thể chế bao trùm sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, các doanh nghiệp hướng đến mục tiêu phản triển song hành cùng trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường (ESG) sẽ được tiếp thêm động lực.
Chỉ số S&P 500 ESG Index, theo dõi hiệu suất của các công ty trong S&P 500 có thực hiện tốt về ESG đã tăng 15,6% trong 5 năm qua, hiện đang ở mức cao nhất là 518,75 vào ngày 18 tháng 10, tức bốn ngày sau khi giải Nobel kinh tế 2024 được công bố.
Bạn cũng có thể theo dõi hiệu suất của các quỹ tập trung vào các doanh nghiệp phát triển bền vững như BlackRock Global Impact Fund, Vanguard FTSE Social Index Fund, … để hiểu thêm và nắm bắt cơ hội trong lĩnh vực này.
Không Thể Thiếu Các Tiến Bộ Công Nghệ
Last but not least, công nghệ sẽ luôn đi cùng, hỗ trợ đổi mới, tối giản hóa, tăng cường hiệu quả cho bất kỳ một thể chế chính trị, kinh tế nào. Chúng ta sẽ không nói quá nhiều về sức mạnh của công nghệ, vì điều này đã được đề cập ở mọi nới trên không gian số ở thời điểm hiện tại.
Ở đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng, công nghệ sẽ làm mờ đi rào cản khi ứng dụng thể chế bao trùm của từng quốc gia.
Để làm rõ hơn, các quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản như Trung Quốc, Việt Nam hoàn toàn có thể áp dụng những đề xuất trong nghiên cứu đạt giải Nobel mà không hề ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy nhà nước của họ. Việc số hóa các quy trình, quy chế, tăng cường đẩy mạnh đầu tư công, đầu tư vào tài sản số, vào công nghệ tài chính, … đều là những nỗ lực tốt, tạo ra giá trị tăng trưởng dài hạn cho các quốc gia kể trên, thậm chí là cho bất kỳ quốc gia nào.
Tầm Quan Trọng Của Các Chính Sách Vĩ Mô
Từ những phân tích về thể chế bao trùm, có thể thấy mức độ tác động của các chính sách vĩ mô là vô cùng sâu rộng. Không thể phủ nhận, tuy chỉ là những lý luận mang tính đề xuất, giá trị của giải thưởng Nobel kinh tế 2024 sẽ được các nhà hoạch định chính sách trên khắp thế giới xem xét và tích cực ứng dụng một cách linh hoạt và phù hợp nhất.
Tuy vẫn còn nhiều “điểm mù” trong dữ liệu khi chưa thực sự nêu bật vị thế của các quốc gia không đi theo thể chế bao trùm từ đầu, đơn cử là Trung Quốc. Nhưng, nghiên cứu này cũng sẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận rõ hơn về phát triển bền vững, về xu thế công nghệ không thể tránh khỏi, và về vai trò trong việc tích cực theo dõi các biến động mang tầm vĩ mô trên toàn cầu. Để từ đó, mở ra góc nhìn mới hơn, rộng hơn về hướng đi cho danh mục đầu tư của mình.
Đọc thêm cái bài phân tích của chúng tôi tại đây!
Tuyên Bố Rủi Ro
Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin được hiển thị trong blog này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không phải là tư vấn đầu tư, khuyến nghị, ưu đãi hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin trên không xem xét bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình trạng tài chính cụ thể nào của người đọc. Các tham chiếu hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của sản phẩm tương ứng trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh liên quan không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin, và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin, hoặc từ các khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin đó.