Search Mark
Trang chủ / Kiến Thức

Sự Thống Trị Của Hiện Tượng Đô La Hoá Sắp Đi Đến Hồi Kết? 


Nhằm thay đổi cách sử dụng truyền thống của đồng đô la Mỹ trong vai trò là đồng tiền tệ trung gian, một số quốc gia đã đi đến thoả thuận giao dịch trực tiếp bằng chính đồng tiền nội địa của mình trong khoảng thời gian gần đây. 

Brazil và Trung Quốc là hai quốc gia tiên phong trong làn sóng này, theo sau đó là Ấn Độ và Malaysia. Các cuộc thảo luận cũng đang được tiến hành giữa khối các nền kinh tế mới nổi BRICS – Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi – xoay quanh vấn đề tạo ra một loại tiền tệ mới. 

Nhìn chung, xu hướng “phi đô la hóa” này đang đặt ra câu hỏi về tương lai thống trị của đồng đô la Mỹ trong vai trò là đồng tiền dự trữ quốc tế. Liệu đây có phải là sự kiện đặt dấu chấm hết do sự thống trị của đồng đô la nói chung hay không? 

Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng xem xét xu hướng đô la hóa và những tác động của hiện tượng này lên hệ thống tài chính toàn cầu. Trong đó, không thể không kể đến nguyên nhân đằng sau sự thống trị của đồng đô la Mỹ trong thời điểm hiện tại, những vấn đề tiềm ẩn của đồng tiền tệ này khi xét đến mối tương quan với nợ, lạm phát và tác động về kinh tế, bên cạnh bối cảnh tiền tệ toàn cầu trong thời gian tới. 

Lý Do Đằng Sau Sự Thống Trị Của Đồng Đô La Trong Thời Điểm Hiện Tại 

“Đế chế” đồng đô la Mỹ trong thời điểm hiện tại xuất phát từ cuối Thế chiến II, khi Mỹ lãnh đạo việc thành lập hệ thống Bretton Woods nhằm đảm bảo sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, cũng như thiết lập một trật tự mới của hệ thống tiền tệ quốc tế. Trên thực tế, hệ thống này liên kết đồng đô la trực tiếp với vàng, khiến đô la nghiễm nghiên trở thành tiền tệ dự trữ hàng đầu thế giới. 

Vào những năm 1970, khi hệ thống Bretton Woods sụp đổ do mức thấu chi tiền tệ của đồng đô la, quá trình “phi đô la hoá” những tưởng sẽ xảy ra. Tuy nhiên, bằng việc liên kết thành công với dầu mỏ – vốn mang ý nghĩa chiến lược to lớn đối với bối cảnh kinh tế thế giới lúc bấy giờ, song song với việc trở thành loại tiền tệ được lưu thông và thanh toán trên thị trường thương mại dầu mỏ, đồng đô la vẫn duy trì được tính thống trị của mình. Sau này, khi làn sóng toàn cầu hoá ngày càng dâng cao, sự trao đổi kinh tế và thương mại diễn ra với tần suất thường xuyên hơn giữa các quốc gia, cũng như Mỹ liên tục hỗ trợ trên phương diện công nghệ và sức mạnh quân sự, thì vị thế của đồng đô la mới ngày càng được thể hiện rõ rệt. Có thể nhận định rằng, những nhân tố trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho vị trí “bá chủ” hiện tại của đồng đô la. 

Những Vấn Đề Tiềm Ẩn Của Đồng Đô La: Nợ, Lạm Phát Và Tác Động Về Kinh Tế 

Mặc dù là tiền tệ thống trị trên phạm vi toàn cầu, nhưng đồng đô la cũng không tránh khỏi những vấn đề tiềm ẩn khiến các quốc gia đa dạng hóa việc nắm giữ tiền tệ nhằm thanh toán các thương vụ liên quan. 

Vấn đề quan trọng nhất mà đồng đô la đang phải đương đầu là khoản nợ khổng lồ từ Mỹ. GDP của Mỹ trong năm 2022 được ghi nhận ở mức 25.46 nghìn tỷ USD, trong khi khoản nợ hiện tại của cường quốc này là 31.4 nghìn tỷ USD, tương đương với giá trị của GDP trong vòng một năm. Điều này rõ ràng đang đặt ra một thách thức đáng kể cho Nhà Trắng, bởi lẽ, việc nâng mức nợ trần có thể làm suy giảm sức ảnh hưởng của đồng đô la. 

Trên thực tế, khoản nợ khổng lồ đã làm suy yếu không gian tài khóa của chính phủ Mỹ. Đồng thời, việc không nâng mức nợ trần kịp thời có thể khiến chính phủ đứng trước nguy cơ bị đóng cửa và cắt giảm chi tiêu. Tất cả những khả năng kể trên đều có thể tác động đáng kể đến nền kinh tế Mỹ và các thị trường tài chính. 

Việc Cục Dự trữ Liên bang liên tục tăng lãi suất trong những năm gần đây đã dẫn đến sự gia tăng trong chi phí lãi vay đối với khoản nợ của Mỹ. Tuy nhiên, việc cắt giảm nợ sẽ dẫn đến sự cắt giảm chi tiêu từ phía chính phủ, từ đó hạn chế đi mức chi tiêu trong lĩnh vực tiêu dùng, đầu tư kinh doanh và việc làm. Do đó, cách tiếp cận thực tế duy nhất đối với chính phủ Mỹ trong thời điểm hiện tại là tiếp tục nâng mức nợ trần. 

Bất chấp số nợ đáng kể hiện tại, giá trị của đồng đô la vẫn không hề suy giảm trong suốt những năm qua nhờ vào tác động của làn sóng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hoá. Là một phần của làn sóng này, nhiều quốc gia đã tiến hành thanh toán các giao dịch thương mại trên cơ sở là đồng đô la. Theo đó, họ đã tích luỹ đô la như đồng tiền dự trữ nhằm duy trì sự ổn định về kinh tế, từ đó vô hình san sẻ giúp Mỹ những áp lực liên quan đến lạm phát ở một mức độ nhất định. 

Tuy nhiên, khoản nợ trên vẫn là một rủi ro tiềm ẩn đối với đồng đô la nói riêng và nền kinh tế Mỹ nói chung. Cho đến khi nào Mỹ vẫn còn gánh trên vai khoản nợ trên, thì Nhà Trắng sẽ còn đứng trước nguy cơ đóng cửa và cắt giảm chi tiêu. Tất cả những rủi ro trên về lâu dài có thể gây ra tác động khôn lường đối với các thị trường tài chính cùng nền kinh tế Mỹ. 

Tương Lai Nào Cho Bối Cảnh Tiền Tệ Toàn Cầu? 

Bất chấp những rủi ro tiềm ẩn của đồng đô la, làn sóng thương mại trong bối cảnh toàn cầu hóa và sức mạnh kinh tế của Mỹ vẫn khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục chọn loại tiền tệ này cho các thanh toán thương mại.  

Điều này cũng đồng nghĩa với việc không quốc gia nào khác có khả năng chiếm lĩnh vị trí thống trị trên thị trường toàn cầu như Mỹ. Mặc dù euro được kỳ vọng sẽ thách thức quyền bá chủ của đô la, nhưng loại tiền tệ này cũng đã phải trải qua sự suy yếu tương đối trong những năm qua và không còn giữ được vị thế cạnh tranh ngang hàng so với đồng tiền của Mỹ. Hiện tượng này có thể được ví von như việc “tìm kiếm kim cương trong đá thô”, khi đồng đô la Mỹ vẫn bất chấp những rủi ro đang tồn tại để vươn mình trở thành đồng tiền có giá trị hàng đầu trên toàn thế giới.  

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng đô la Mỹ vẫn giữ vững được vị trí bá chủ. Cho đến khi nào mà làn sóng toàn cầu hóa còn được duy trì một cách mạnh mẽ, thì tiến trình hướng đến “phi đô la hóa” vẫn còn khó khăn. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, xu hướng “phản toàn cầu hóa” đã bắt đầu thay thế cho làn sóng toàn cầu hóa đã thống trị trước đây. 

Nguyên nhân đằng sau xu hướng trên được cho là bởi sự rút lui của Trung Quốc và Mỹ khỏi Liên minh châu Âu trên phương diện kinh tế. Chính điều này đã ít nhiều gây ra cú sốc đối với kỷ nguyên hoà bình và ổn định lúc bấy giờ. Từ đây, một số quốc gia đã bắt đầu chuyển dịch sang hướng sử dụng đồng tiền nội địa hoặc các đồng tiền ổn định hơn nhằm thanh toán trong thương mại. Đây cũng chính là lời giải đáp cho sự chuyển đổi về tiền tệ được sử dụng tại các quốc gia đề cập ở ngay đầu bài viết. 

Trong khi sự thống trị của đồng đô la Mỹ đang bị thách thức bởi nhiều nhân tố khác nhau, thì việc đạt được kết quả như dự kiến trong ngắn hạn vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói, việc sử dụng quá nhiều loại tiền tệ trong quy trình thanh toán giao dịch chắc chắn sẽ khiến các chi phí liên quan tăng lên đáng kể. Do đó, việc lựa chọn một loại tiền tệ duy nhất trong giao dịch được đánh giá là phù hợp với các quy luật kinh tế. 

Mặc dù nhiều người vẫn kỳ vọng về tương lai của việc “phi đô la hoá”, và một số quốc gia cũng đã chuyển dịch sang các loại tiền tệ khác để tiến hành thanh toán, nhưng rất khó để chúng ta có thể tìm ra một loại tiền tệ nào khác phù hợp hơn đồng đô la trong vai trò là “đồng tiền chung”. Loại tiền tệ này sẽ được sử dụng rộng khắp bởi tính ổn định và chất lượng so với tất cả các đồng tiền tệ khác đang lưu hành trên thế giới. 

Hơn nữa, bất chấp sự suy giảm sức mạnh của Mỹ, thì vẫn không có quốc gia nào ở châu Âu hay châu Á trong thời điểm hiện tại đủ tiềm lực để đảm đương vị thế của cường quốc này. Chúng ta phải nhìn nhận rằng, suy thoái kinh tế toàn cầu là một vấn đề chung, và không chỉ có một mình Mỹ phải đối mặt. Do đó, sức mạnh quốc gia toàn diện của Mỹ vẫn có đủ khả năng để hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng đô la. 

Tóm lại, bất chấp những rủi ro tiềm ẩn thì đồng đô la Mỹ vẫn là đồng tiền sở hữu các điều kiện cần và đủ nhằm thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và thương mại quốc tế khi đặt lên bàn cân so sánh với các loại tiền tệ khác. Bên cạnh đó, quá trình phi đô la hóa chỉ là công cụ phụ trợ cho một số khu vực hoặc quốc gia trong ngắn hạn và vẫn chưa thể thay thế được hoàn toàn vị thế thống trị của đồng đô la. Trên đây là những lý do chứng tỏ sức mạnh của loại tiền tệ này vẫn chưa thể bị đe doạ trong thời gian ngắn. 

Chia sẻ với:

Kiến Thức

Trump Tạo Áp Lực Bán Cho Cổ Phiếu Chip

Cổ phiếu của các công ty bán dấn và liên quan đến công nghệ hàng đầu như ASML, Nvidia, và TSMC đã bị giáng một đòn mạnh mẽ

2024-7-25 | Kiến Thức

Tesla Hồi Phục: Giải Mã Thị Trường

Cổ phiếu Tesla đã tăng ấn tượng khoảng 40% trong bảy ngày liên tiếp. Đà tăng này đã hồi phục hoàn toàn khoản giảm từ nửa đầu năm nay.

2024-7-18 | Kiến Thức

Mùa Đông Của Bitcoin Đang Trở Lại? 

Tuần vừa quan hẳn là một tuần “sóng gió” với Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử nói chung. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà đầu tư lo sợ đã đặt ra câu hỏi: Liệu mùa đông của tiền số đã quay trở lại?  

2024-7-11 | Kiến Thức