Search Mark
Trang chủ / Tin Tức Thị Trường

Lãi Suất Fed Tăng Cao Qua Các Thập Kỷ – Tổng Quan, Diễn Biến Và Tương Lai Ra Sao


Fed tăng lãi suất (Blog Content)

Tổng Quan Về Đợt Tăng Lãi Suất Của Fed Vào Năm 2022 

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang thông báo sẽ nâng phạm vi mục tiêu của lãi suất quỹ liên bang thêm 75 điểm cơ bản, lên phạm vi từ 1.5% – 1.75%. Đây là lần tăng lãi suất cơ bản 75 điểm đầu tiên của Fed trong vòng 28 năm và cũng là lần tăng lãi suất lớn nhất từ trước đến nay. 

Chỉ số CPI của Mỹ tăng 8.6% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 5, mức cao kỷ lục kể từ tháng 12 năm 1981. Một số nhà phân tích tin rằng Fed hiện đang trong quá trình nâng mức lãi suất và nhiều khả năng cơ quan này sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản trong tháng Bảy. Bên cạnh đó, cũng không thể nào loại trừ khả năng tăng lãi suất thêm 100 điểm cơ bản. 

Động thái này được coi là chiến lược mới của Fed nhằm “khiến nền kinh tế chững lại và góp phần giảm tình trạng lạm phát”. Có thể nói, hành động này sẽ gây một số tác động đến nền kinh tế và tiến trình phát triển của ngành tài chính toàn cầu. Từ đó, tạo ra những mối lo ngại và cảnh giác rộng rãi trên khắp các thị trường. 

Fed tăng lãi suất 2

Đợt Tăng Lãi Suất Mạnh Mẽ Nhất Trong Gần 30 Năm 

Vào đầu tháng 3 năm nay, Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu chu kỳ thắt chặt tiền tệ thông qua việc nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản vào tháng 3, sau đó là nâng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 5. 

Vào thời điểm hiện tại đã là lần tăng lãi suất thứ ba trong năm nay, với mức tăng 75 điểm cơ bản. Đây cũng là lần tăng lãi suất lớn nhất kể từ tháng 11 năm 1994. 

Kể từ năm 2022, Fed đã tăng lãi suất thêm 150 điểm cơ bản lên mức cao kỷ lục kể từ tháng 3 năm 2020, trước khi đại dịch bắt đầu bùng phát. 

Fed tin rằng áp lực tăng giá có thể vẫn còn đang len lỏi và do đó, cần cảnh giác hơn với viễn cảnh lạm phát tăng cao ở ngưỡng không thể kiểm soát. Trong tuyên bố liên quan đến quyết định nâng lãi suất, Fed một lần nữa nhắc lại rằng Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đang tìm cách đạt được mục tiêu kép là toàn dụng nhân công và duy trì mức lạm phát dài hạn ở mức 2%.  

Trước khi đi sâu vào phân tích các đợt tăng lãi suất của Fed trong thời điểm hiện tại, hãy cùng tìm hiểu những thông tin chung nhất về đợt tăng lãi suất lần này. 

Nhiệm vụ của Cục Dự trữ Liên bang là giữ cho nền kinh tế Hoa Kỳ ở mức cân bằng – không bị quá trì trệ, cũng không quá khó lường, nói cách khác là nên ở mức vừa phải. Khi nền kinh tế trở nên bùng nổ và nóng dần lên, những biến tướng như lạm phát và bong bóng tài sản có khả năng vượt ngoài tầm kiểm soát, từ đó đe dọa đến sự ổn định của nền kinh tế. 

Đây cũng là lúc Fed vào cuộc và nâng mức lãi suất nhằm xoa dịu nền kinh tế, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng của thị trường. 

Khi nhắc đến việc Fed tăng lãi suất tức là đang đề cập đến lãi suất của Quỹ Liên bang, hay còn được gọi là lãi suất mục tiêu của Quỹ Liên bang. Tại các cuộc họp thường kỳ, Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đã đặt ra một phạm vi mục tiêu cho lãi suất quỹ liên bang.  Mục tiêu này đóng vai trò như một điểm tham chiếu cho mức lãi suất mà các ngân hàng thương mại lớn yêu cầu người vay phải chi trả đối với các khoản vay qua đêm. 

Nhờ vào cơ chế này, lãi suất quỹ liên bang được đánh giá là tiêu chuẩn quan trọng nhất quy định lãi suất của nền kinh tế Hoa Kỳ – và chính mức lãi suất này cũng tác động đến lãi suất của nền kinh tế trên toàn cầu. 

Fed tăng lãi suất 3

Cục Dự Trữ Liên Bang Tiến Hành Tăng Lãi Suất Nhằm Kiềm Chế Tình Trạng Lạm Phát Tràn Lan 

Vào tuần trước, cuộc họp FOMC hồi tháng 6 đã khép lại và các quan chức Fed cũng chấm dứt được “thời kỳ im lặng” của mình bằng cách thông báo về một đợt tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. 

Chiến dịch tăng lãi suất hiện tại của Fed, bắt đầu vào tháng 3, được tiến hành nhằm giảm bớt mức lạm phát tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng chứng kiến kể từ những năm mà Volcker còn đương chức. Volcker, Chủ tịch thứ 12 của Fed được trọng vọng vì đã góp phần chấm dứt tình trạng lạm phát ở mức cao kỷ lục ở Hoa Kỳ trong suốt những năm 1970 và vào đầu những năm 1980. 

Với mức tăng lãi suất hiện tại, Feds đang nhắm mục tiêu kiềm chế tốc độ lạm phát  như vũ bão trong vòng hơn 40 năm, giống như những gì mà Volcker đã thực hiện và thành công. 

Fed tăng lãi suất 4

“Dễ dàng nhận thấy, mức tăng 75 điểm cơ bản của hiện tại là một mức tăng bất thường và tôi không mong đợi những động thái tương tự ở quy mô này sẽ xảy ra một cách phổ biến,” Powell phát biểu. Tuy nhiên, Chủ tịch Fed chia sẻ rằng ông hy vọng cuộc họp vào tháng Bảy sẽ chứng kiến mức tăng 50 hoặc 75 điểm cơ bản. Ông cho biết các quyết định sẽ được đưa ra “qua từng cuộc họp” và Fed sẽ “tiếp tục truyền đạt những dụng ý của chúng tôi đến thị trường một cách rõ ràng nhất có thể.” 

Chỉ một tuần trước đó, Fed đã dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 0.5 điểm phần trăm trong buổi họp cuối. Tuy nhiên, các thị trường và các nhà kinh tế ở phố Wall bắt đầu nuôi kỳ vọng với mức tăng lớn hơn, tức 0.75 điểm sau khi dữ liệu giá tiêu dùng vào tháng 5 cho thấy lạm phát bất ngờ tăng một cách đột ngột. Tại thời điểm này, một số nhà phân tích ở phố Wall thậm chí còn cho rằng, mức tăng lên đến 1 điểm phần trăm vẫn có thể xảy ra.  

Triển vọng về tốc độ tăng lãi suất nhanh hơn bởi tình trạng lạm phát đã khiến thị trường tài chính lao dốc hơn 6% kể từ báo cáo vào ngày 10/6. Các nhà đầu tư cũng lo ngại rằng Fed có thể khiến nền kinh tế phát triển chững lại trong cuộc chiến giảm lạm phát lần này. Nếu viễn cảnh này xảy ra mà không được kiểm soát tốt thì cũng sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp.  

Với những điều kể trên, phân tích chỉ ra rằng việc báo cáo sử dụng cụm từ “vô điều kiện” và Bostic sử dụng cụm từ “bằng mọi giá” đã cho thấy rằng Fed sẵn sàng mạo hiểm sự suy thoái của nền kinh tế để đổi lấy sự kiểm soát toàn diện tình hình lạm phát hiện tại. 

Các Nhà Đầu Tư & Thị Trường Sẽ Chịu Ảnh Hưởng Ra Sao 

Mức lãi suất cao hơn có xu hướng ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập và giá cổ phiếu (tuy nhiên thường ngoại trừ lĩnh vực tài chính). 

Bên cạnh đó, bất kỳ tác động nào lên thị trường chứng khoán đến từ việc thay đổi lãi suất đều có thể được cảm nhận rõ ràng ngay lập tức. 

Vài ngày trước cuộc họp vào thứ Tư, chứng khoán tụt dốc bởi tác động của dữ liệu lạm phát vào tháng 5. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại khi tàn tro đã lắng dần, đợt tăng lãi suất cũng qua đi, điểm đáng chú ý chính là phản ứng khá bất ngờ từ thị trường. 

Vào lúc 3:10 chiều (ET), chỉ số S&P 500 tăng gần 1.6%, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 2.6%. Chỉ số cổ phiếu Dow 30 tăng hơn 350 điểm. 

Fed tăng lãi suất 5

Vào cùng ngày, chứng khoán tăng nhẹ vì được xoa dịu bởi quan điểm của Fed, rằng đợt tăng lãi suất tiếp theo sẽ phụ thuộc phần nhiều vào dữ liệu sắp tới. Các nhà đầu tư coi đây là dấu hiệu chứng tỏ Fed giữ thái độ hết sức nghiêm túc trước vấn đề lạm phát. Tuy vậy, rõ ràng là họ không sẵn sàng chấp nhận bất kỳ rủi ro không cần thiết nào có khả năng đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái. 

Xét từ góc độ xu hướng thị trường cụ thể dựa trên nghị quyết vào tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang, giá vàng giao ngay đã chạm đáy và phục hồi trong thời gian ngắn hạn. Chỉ số đô la tăng và sau đó đã giảm, đồng euro tăng giá so với đồng đô la trong khi đồng đô la tăng và sau đó giảm giá trị so với đồng yên. 

Trong khoảng thời gian này, lợi suất trái phiếu của Kho bạc Mỹ trong kỳ hạn 10 năm đã tăng lên mức 3.425%. Đồng thời, chứng khoán Mỹ cũng giảm giá sau khoảng thời gian đầy biến động vừa rồi. 

Fed tăng lãi suất 6

Vào thứ Năm, chúng ta chứng kiến thị trường trở lại bình thường, với tất cả ba chỉ số chính kết thúc phiên giao dịch trong sắc đỏ. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn gây sốc nếu xét đến hiệu suất của các chỉ số trên trong vài tháng qua. 

Nếu hai ngày này thể hiện bất kỳ dấu hiệu tiêu cực nào khác, có vẻ như thị trường chứng khoán sẽ phải tiếp tục “cố đấm ăn xôi” với một triển vọng không mấy khả quan. 

Cuối cùng, các nhà đầu tư vẫn có thời gian để tìm hiểu đầy đủ về tin tức tăng lãi suất của Fed, đồng thời xem xét nền kinh tế sẽ chịu tác động đến mức độ nào. Sự lo lắng chung về kinh tế, chiến tranh Nga-Ukraine, giá khí đốt tăng vọt và thị trường phải tự điều chỉnh từ mức cao kỷ lục xuyên suốt đại dịch đã (và có khả năng sẽ) tiếp tục góp phần vào sự biến động mạnh mẽ hơn của thị trường. 

Nhìn chung, không có gì là chắc chắn khi nói về tương lai gần của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, có vẻ như cổ phiếu vẫn có thể tiếp tục đà giảm. 

Phân Tích Chuyên Sâu Về Các Đợt Tăng Lãi Suất Của Fed 

Với tất cả những thông tin chung nhất vừa được đề cập, ngay bây giờ, hãy cùng theo dõi chuyên gia phân tích của Doo Prime, James Gomes, người đã làm việc trong ngành tài chính hơn 30 năm, nhận xét gì về đợt tăng lãi suất đang diễn ra lần này nhé!  

Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang đã nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản – mức tăng lớn nhất kể từ năm 1994. 

Trong buổi họp báo sau cuộc họp, Chủ tịch Jerome Powell cho biết nhiều khả năng sẽ có một đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản hoặc 50 điểm cơ bản nữa vào cuộc họp tiếp theo. 

Cơ quan này dự báo rằng lãi suất sẽ còn tăng hơn nữa trong năm nay, lên mức 3.4% vào tháng 12 và 3.8% vào cuối năm 2023. Mức tăng dự kiến này chênh khá nhiều so với mức 1.9% và 2.8% mà Fed đã dự kiến trong tháng 3. 

Mức tăng gần đây nhất cùng những dự báo rõ ràng đã cho chúng ta thấy Cục Dự trữ Liên bang đã mắc sai lầm ra sao liên quan đến tình hình lạm phát hiện tại. 

Đồng thời, mức tăng này cũng cho chúng ta thấy Fed đã nỗ lực như thế nào để cố gắng sửa chữa sai lầm trước đó.  

Fed tăng lãi suất 7

Tuy nhiên, việc Chủ tịch Fed nói rằng ông không mong đợi các động thái tăng lãi suất với quy mô như trên trở nên phổ biến có thể khiến cho thị trường lầm tưởng rằng Fed có đủ khả năng để sắp xếp mọi thứ trong tầm kiểm soát.  

Dù là điều gì thì cũng dễ làm các nhà đầu tư trở nên mơ hồ. Cuộc họp báo của Powell diễn ra với thái độ ít quyết liệt hơn so với mức tăng 75 điểm cơ bản và những dự đoán mà ông đưa ra trước đó. 

Nói cách khác, cách thể hiện của Powell hệt như việc ông khẳng định rằng Fed sẽ nâng mức lãi suất nhanh và mạnh hơn nhằm kiểm soát tình hình lạm phát hiện tại, nhưng chắc chắn sẽ không làm cho nền kinh tế có bất kỳ tổn hại nào. 

Lịch sử cho thấy, Fed đang tiếp tục dấn thân trên đường cũ trong một thời gian dài và rất có thể, cơ quan này vẫn chưa nhận thức được mức độ lạm phát sẽ trở nên ra sao trong tương lai gần. 

Việc ngăn chặn sự suy thoái của nền kinh tế song song với việc kiềm chế mức lạm phát cao kỷ lục trong vòng 40 năm trở lại đây hẳn không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. 

Thị trường đang muốn tăng cao mức lãi suất hơn và sẽ tìm mọi cách để phục hồi các chỉ số. Tuy nhiên, đừng quên là chúng ta phải thực tế hơn để đối mặt với nguy cơ rằng, lãi suất cao hơn sẽ gây tác động không hề nhỏ đối với nền kinh tế. Như vậy, suy thoái kinh tế có vẻ như là một hệ quả khó tránh khỏi. 

Điều Gì Sẽ Diễn Ra Tiếp Theo? 

Động thái nâng lãi suất lên mức cao nhất kể từ năm 1994 trong tuần trước của Cục Dự trữ Liên bang không chỉ đơn thuần là lời tuyên chiến trực tiếp với tình hình lạm phát hiện tại. 

Phải công nhận rằng, không phải tất cả các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ tác động trực tiếp đến các cá nhân. Bên cạnh đó, không phải tất cả mọi ngóc ngách của giới tài chính sẽ đều chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi liên quan đến lãi suất. 

Tuy nhiên, việc theo dõi các thay đổi mới nhất đối với chính sách tiền tệ là một phần hết sức quan trọng nhằm duy trì sự cân bằng và trật tự cho giới tài chính.  

Chúng ta phải hiểu rằng, động thái mới nhất chỉ là một phần của chu kỳ tăng lãi suất, nhằm mục đích kiềm chế lạm phát mà không đẩy nền kinh tế vào suy thoái như một số lo ngại trước đó. 

Mặc dù Fed đã tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay, dự kiến vẫn sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất nữa xảy ra khi ngân hàng trung ương đang phải vật lộn với tình hình lạm phát. 

Trong khi thị trường vẫn đang kỳ vọng với mức tăng lãi suất 25 đến 50 điểm cơ bản tại mỗi cuộc họp, ngân hàng trung ương vẫn có khả năng nâng lãi suất thêm 50 đến 75 điểm cơ bản nếu mức lạm phát vẫn chưa chịu hạ nhiệt. 

Để tiếp tục cập nhật các động thái mới nhất của Fed trong những đợt tăng lãi suất tiếp theo, quý vị và các bạn vui lòng theo dõi các tin tức bình luận thị trường hàng tuần của Doo Prime và các bài phân tích hàng ngày trên website DooPrimeNews.com

Tuyên Bố Rủi Ro     

Kinh doanh các công cụ tài chính tiềm ẩn mức độ rủi ro cao do sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn. Hiệu quả hoạt động trong quá khứ của một công cụ tài chính không phải là dấu hiệu cho thấy hiệu quả hoạt động của chính nó trong tương lai.     

Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây hoặc bất kỳ rủi ro nào liên quan đến việc giao dịch các công cụ tài chính.    

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm 

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Chia sẻ với:

Tin Tức Thị Trường

USD/JPY Đạt Mức Cao Nhất Kể Từ Năm 1990

Đồng Yên Nhật suy yếu vào thứ Tư trong bối cảnh áp lực dai dẳng từ đồng đô la mạnh và triển vọng tương đối ôn hòa của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, với USDJPY đạt mức cao nhất trong gần 34 năm.

2024-3-27 | Tin Tức Thị Trường

Ngoại Hối Châu Á Giảm Trước Cuộc Họp Của Fed; USD/JPY Kiểm Tra Mức 150

Hầu hết các loại tiền tệ châu Á đều giảm vào thứ Ba do các nhà giao dịch vẫn lo lắng trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này

2024-3-19 | Tin Tức Thị Trường

Ngoại Hối Châu Á Ít Thay Đổi, Đồng Đô La Ổn Định Trước Cuộc Họp Của Fed

Đồng yên Nhật biến động nhẹ vào thứ Hai sau khi trải qua một tuần đầy biến động do suy đoán về việc chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm của BOJ

2024-3-18 | Tin Tức Thị Trường