Search Mark
Trang chủ / Tin Tức Thị Trường

Lạm Phát Tăng Cao Tại Mỹ – Tổng Quan, Diễn Biến, Dự Đoán


Lạm Phát Tăng Cao Tại Mỹ

Vào tháng 5 năm 2022, Mỹ đã chứng kiến đợt tăng lãi suất lớn nhất trong vòng 22 năm được công bố bởi Ngân hàng Trung ương Mỹ. Động thái này nhằm vào mục tiêu kiềm chế mức lạm phát đang ngày càng gia tăng lúc bấy giờ. 

Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo rằng tỷ lệ lạm phát hàng năm đã tăng lên mức 9.1% vào tháng 6 năm 2022. Đây cũng là mức cao nhất kể từ tháng 11 năm 1981. Như vậy, tỷ lệ lạm phát trên thực tế đã vượt mức 8.6% trong tháng 5, thâm chí cao hơn mức dự kiến của thị trường là 8.8%. Đây là một trong những mức lạm phát cao nhất trên toàn thế giới. 

Lạm phát tại Mỹ 1

Lạm Phát Là Gì 

Trước khi đi sâu vào phân tích đợt tăng lãi suất của Mỹ, hãy cùng tìm hiểu xem lạm phát là gì, và được đo đạc như thế nào. 

Lạm phát tại Mỹ 2

Lạm phát là sự gia tăng chung của giá cả hàng hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, khi lạm phát xảy ra, người tiêu dùng sẽ thanh toán cùng một loại hàng hóa và dịch vụ với mức giá cao hơn. 

Điều này đặt ra câu hỏi tiếp theo là, điều gì chi phối và quyết định tỷ lệ lạm phát?  

Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách đo lường tỷ lệ lạm phát bằng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá bán buôn (WPI). Đây là hai chỉ báo lạm phát phổ biến nhất được các nhà giao dịch theo dõi, hay còn được gọi là “lạm phát toàn phần”. 

Các chỉ báo lạm phát khác bao gồm Chỉ số giá sản xuất (PPI) và Chỉ số giá bán lẻ (RPI). 

Lạm Phát Tăng Sẽ Ảnh Hưởng Đến Thị Trường Như Thế Nào 

Tỷ lệ lạm phát của Mỹ đã tăng cao với tốc độ chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. 

Nhìn chung, lạm phát sẽ gây tác động đến giá tiêu dùng, tiền lương và mức tăng trưởng. Theo đó, lạm phát làm giảm sức mua vì người tiêu dùng sẽ không thể mua được nhiều hàng hóa và dịch vụ. Điều này dẫn đến thiệt hại về kinh tế do các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi người tiêu dùng giảm sức mua. 

Lãi Suất 

Lạm phát và lãi suất sở hữu mối quan hệ mật thiết. Sau tất cả, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn theo sát các chỉ số lạm phát và dựa vào cơ sở đó để nâng lãi suất. 

Kể từ thứ Tư, ngày 27 tháng 7 năm 2022, Feds đã ban hành đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ hai liên tiếp. Điều này khiến mức lãi suất chuẩn được nâng lên phạm vi 2.25% – 2.5%. 

Bên cạnh đó, Fed đã mở 4 đợt tăng lãi suất chính trong năm nay do giá hàng tiêu dùng liên tục tăng. 

Những động thái trên được thực hiện nhằm kiềm chế tình hình lạm phát mà không tạo ra suy thoái. Điều này cũng tiếp tục đánh dấu chuỗi hành động nghiêm ngặt liên tiếp đến từ Fed khi cơ quan bắt đầu sử dụng lãi suất huy động qua đêm như một công cụ điều khiển chính sách tiền tệ vào đầu những năm 1990. 

Với điều này, lãi suất sẽ tăng khi lạm phát tăng và suy giảm nếu mức lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. 

Lạm phát tại Mỹ 3

Tuy nhiên, mặt khác, một số người lại cho rằng chiến dịch tăng lãi suất của Fed không phải là một cách thức lý tưởng để kiềm chế lạm phát. 

Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đảng viên Đảng Dân chủ Massachusetts, đã viết một bài nêu quan điểm cá nhân trên The Wall Street Journal. Bà cho rằng việc Fed tăng tỷ lệ lãi suất một cách nhanh chóng không phải là chính sách đúng đắn nhằm chống lại tình hình lạm phát hiện tại. Bởi lẽ, chi phí nhiên liệu và sự hỗn loạn trong chuỗi cung ứng đã đẩy giá cả lên cao. Đặc biệt, các chính sách sẽ gây tổn hại cho người lao động và “không nhất thiết phải làm như thế”. 

Những người khác lập luận rằng Fed nên tiếp tục mạnh tay trong vấn đề tăng lãi suất. Lawrence H. Summers – Cựu Bộ trưởng Tài chính thuộc đảng Dân chủ, đã lập luận trong một cuộc phỏng vấn trên CNN tuần này rằng Fed cần phải thực hiện “hành động mạnh mẽ hơn nữa” để kiểm soát lạm phát. Bên cạnh đó, việc để lạm phát phi mã ngoài tầm kiểm soát sẽ là “sai lầm lớn hơn” việc để xảy ra một cơn suy thoái kinh tế. 

Xem thêm Lãi Suất Fed Tăng Cao Qua Các Thập Kỷ – Tổng Quan, Diễn Biến Và Tương Lai Ra Sao

Tác Động Mạnh Mẽ Nhất Lên Tiền Tệ 

Trong lịch sử, giá trị của đồng đô la và lạm phát luôn sở hữu mối quan hệ nghịch đảo. Sức mạnh của đồng đô la có xu hướng suy yếu trong thời kỳ lạm phát cao. 

Với tình trạng lạm phát hiện tại mà Mỹ đang phải trải qua, giá trị của đồng đô la hầu như tăng vọt. Đồng đô la thậm chí còn được xem là “nơi trú ẩn an toàn duy nhất còn lại” trong thế giới tài chính. 

Do đó, đồng đô la đã tăng 11.5% về giá trị so với tỷ lệ lạm phát, cụ thể đã tăng từ 7% lên hơn 9%. 

Đồng đô la hiện đang trên đà tăng giá mạnh nhất kể từ ngày 5 tháng 5 và các nhà đầu tư đang hướng tới việc mua đô la khi tình hình lạm phát của Mỹ đang tăng cao tới mức chóng mặt trong vòng 40 năm vào tháng 5 năm 2022. 

Lạm phát tại Mỹ 4

Theo Bloomberg, đồng đô la tăng 0.8% vào ngày 10 tháng 6 năm 2022, hướng tới mức tăng lớn nhất trong vòng 5 tuần sau khi giá tiêu dùng ở Mỹ tăng 8.6% so với một năm trước đó, vượt cả mức dự kiến. 

Sức mạnh của “đồng bạc xanh” đã khiến gần như tất cả nhóm 10 đồng tiền tệ và các công ty đang phát triển ở thị trường mới nổi lao dốc.  

“Các thị trường đang chuyển kỳ vọng sang một mức lãi suất vào cuối kỳ cao hơn từ Fed. Điều này hỗ trợ đồng đô la Mỹ, nhưng lại gây ảnh hưởng không mấy tích cực cho các tài sản rủi ro”, Bipan Rai, người đứng đầu Chiến lược ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada cho biết. “Nhu cầu đưa các cài đặt vào phạm vi hạn chế đã tăng lên.” 

Đồng bảng Anh dẫn đầu mức thua lỗ trong số 10 đồng tiền tệ của Nhóm 10, suy yếu 1.4% xuống mức thấp nhất trong vòng ba tuần. Điều này là bởi các nhà giao dịch đã đặt cược rằng cơ quan tiền tệ địa phương sẽ chậm chân hơn so với các cơ quan khác trên toàn cầu trong cuộc đua tăng tỷ giá. 

Sự đổ xô đối với đồng đô la diễn ra khi các hợp đồng hoán đổi liên quan đến phiên họp chính sách của Fed được định giá lại ở mức mà Ngân hàng Trung ương Mỹ, vốn được dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm vào tháng 6 và tháng 7, sẽ tiến hành thêm lần nữa vào tháng 9. Ngoài ra, điều này có khả năng đi kèm với một số rủi ro liên quan đến mức tăng ba phần tư điểm trong những tháng tiếp theo. 

Lạm phát tại Mỹ 5

Mặt khác, điều này trái với lập trường có phần ôn hoà từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, nơi loại bỏ sức hấp dẫn trú ẩn an toàn đến từ đồng tiền tệ nước này. 

Đồng yên Nhật sở hữu giá trị tăng trưởng cao hơn so với đồng đô la, nhưng vẫn được giao dịch gần mức thấp nhất trong vòng 20 năm. Đồng franc Thụy Sĩ cũng không thu hút được các nhà giao dịch, với mức giảm lên tới 1% trong lần giảm thứ sáu liên tiếp so với đồng bạc xanh. 

Brent Donnelly, Chủ tịch của Spectra FX Solutions, chia sẻ: “Với tỷ giá của Mỹ cao hơn nhiều và giá cổ phiếu thấp hơn, đồng đô la là một giao dịch trú ẩn an toàn. “Nơi trú ẩn an toàn duy nhất còn lại chính là đồng đô la Mỹ.” 

Bình Luận Thị Trường: Điều Gì Sẽ Xảy Ra Tiếp Theo 

Hiện giờ với tất cả dữ kiện trước mắt, hãy cùng xem nhà phân tích nội bộ của Doo Prime – James Gomes – chuyên gia tài chính với 30 năm kinh nghiệm, sẽ bình luận thế nào về tình hình lạm phát đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng tại Mỹ. 

Vào tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang đã nâng thang lãi suất chuẩn lên 75 điểm cơ bản. 

Đây đã là lần tăng lãi suất thứ 4 liên tiếp, cũng là lần thứ 2 tăng 75 điểm cơ bản. 

Phản ứng của các nhà đầu tư sau đợt tăng lãi suất, cùng với các bình luận đến từ J. Powell – Chủ tịch Fed được xem là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của thị trường. Công bằng mà nói, quyết định nâng lãi suất trên cũng được chi phối khá nhiều bởi thu nhập vượt mức dự kiến của các “ông lớn công nghệ”. 

Lạm phát tại Mỹ 6

Việc nhận thức rằng Fed sẽ sớm xoay trục đồng nghĩa với việc cơ quan này sẽ sớm kết thúc quá trình tăng giá và bắt đầu tỏ thái độ có phần ôn hòa hơn trong tương lai. Nguyên nhân đằng sau vấn đề này là các dấu hiệu cho thấy lạm phát đang đạt đến mức đỉnh điểm và sẽ bắt đầu giảm đột ngột với những chính sách thắt chặt tiền tệ được công bố. 

Một trường hợp khác có khả năng xảy ra là ngay cả khi lãi suất tăng và chi phí lãi suất leo thang lên mức cao hơn nữa, các công ty vẫn có thể giao hàng và từ đó, ngăn chặn một cơn suy thoái.  

Mặc dù điều này được xem là khả thi, nhưng Fed vẫn còn một chặng đường rất dài để đưa lạm phát xuống mức 2%. Ngoài ra, việc nép sau đường cong lãi suất quá lâu khiến thị trường khó có thể thấy Fed lùi bước. Điều này chỉ có thể xảy ra khi nền kinh tế chứng kiến những dấu hiệu rõ ràng cho thấy tình hình lạm phát đang nằm trong tầm kiểm soát. 

Lạm phát tại Mỹ 7

Chủ tịch James Bullard của Ngân hàng Dự trữ Liên bang St. Louis cho biết, “Cục Dự trữ Liên bang có thể làm chững lại tình hình lạm phát mà không gây suy thoái cho kinh tế Mỹ”. 

Nếu các thành viên trong hội đồng khác tán thành với quan điểm này, gần như khó có vấn đề gì ngăn họ được trong quá trình nâng lãi suất lên mức cao hơn.  

Chính vì thế, rủi ro vẫn luôn ở đó khi Fed nâng lãi suất quá tay và từ đó gây ra suy thoái. Nói cách khác, trận chiến này vẫn sẽ chỉ dừng lại ở hai khả năng: hạ cánh cứng và hạ cánh mềm. 

Ngay bây giờ, thị trường đang cho rằng một cuộc hạ cánh mềm nhiều khả năng sẽ diễn ra. 

Thị trường sẽ phân tích cẩn thận báo cáo việc làm hàng tháng của Mỹ vào thứ Sáu để tìm manh mối về những gì Fed sẽ làm tiếp theo nhằm đối phó với lạm phát – vốn đang ở mức cao trong nhiều thập kỷ. 

Mặc dù lạm phát ở Mỹ đang ở mức cao, quốc gia này không hề đơn độc trong cuộc chiến này. Các quốc gia khác trên thế giới vẫn đang phải đối mặt với mức lạm phát cao. 

Tuy nhiên, một điểm sáng là Ngân hàng Trung ương Mỹ và Ngân hàng Dự trữ Liên bang đang hoạt động một cách tích cực hơn so các cơ quan khác trên toàn cầu nhằm kiềm chế lạm phát. 

Chính điều này đã dẫn đến mức lãi suất tăng cao tại Mỹ, trực tiếp giúp Mỹ trở thành địa điểm hấp dẫn vốn bậc nhất. Cũng bởi vì thế mà tuy giá cả ngày càng tăng cao tại Mỹ, giá trị đồng đô la vẫn đang hấp dẫn hơn so với các đồng tiền tệ khác. 

| Về Doo Prime    

Các Sản Phẩm Giao Dịch Của Chúng Tôi  

Chứng Khoán | Hợp Đồng Tương Lai | Ngoại Hối | Kim Loại Quý | Hàng Hoá | Chỉ Số Chứng Khoán  

Doo Prime là nhà môi giới trực tuyến uy tín quốc tế trực thuộc Tập đoàn Doo Group, với nỗ lực cung cấp cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp các sản phẩm giao dịch CFD toàn cầu liên quan đến Chứng khoán, Hợp đồng tương lai, Ngoại hối, Hàng hóa, Chỉ số Chứng khoán và Quỹ. Hiện tại, Doo Prime đã và đang mang đến trải nghiệm giao dịch tuyệt vời cho hơn 35.000 khách hàng chuyên nghiệp, với hơn 1 triệu lệnh giao dịch được thực hiện mỗi tháng.    

Các tổ chức trực thuộc Doo Prime lần lượt nắm giữ các giấy phép quản lý tài chính liên quan tại Seychelles, Mauritius, Vanuatu với các trung tâm hoạt động ở Dallas, Sydney, Singapore, Hong Kong, Dubai, Kuala Lumpur và các khu vực khác trên thế giới.     

Với cơ sở hạ tầng công nghệ tài chính mạnh mẽ, quan hệ đối tác được thiết lập tốt và đội ngũ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Doo Prime tự hào có môi trường giao dịch an toàn và bảo mật, chi phí giao dịch cạnh tranh cũng như các phương thức gửi và rút tiền hỗ trợ 10 loại tiền tệ khác nhau. Doo Prime cũng cung cấp dịch vụ khách hàng đa ngôn ngữ có mặt 24/7 và thực hiện giao dịch cực kỳ nhanh chóng thông qua các nền tảng giao dịch hàng đầu trong ngành như MT4, MT5, TradingView và InTrade. Tổng số sản phẩm giao dịch ước tính lên đến 10,000 tính đến thời điểm hiện tại.     

Tầm nhìn và sứ mệnh của Doo Prime là trở thành nhà môi giới hàng đầu ngành công nghệ tài chính, hợp lý hóa hoạt động đầu tư vào các sản phẩm tài chính toàn cầu trên thị trường quốc tế.     

Mọi thắc mắc và thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:    

Điện thoại:    

Khu vực Châu Âu: +44 11 3733 5199    

Khu vực Châu Á: +852 3704 4241    

Khu vực Châu Á – Singapore: +65 6011 1415      

Khu vực Châu Á – Trung Quốc: +86 400 8427 539    

Email:    

Hỗ Trợ Kỹ Thuật: [email protected]      

Hỗ Trợ Khách Hàng: [email protected]      

Tuyên Bố Mang Tính Dự Báo     

Bài viết này chứa những tuyên bố mang tính dự báo và có thể được xác định bằng cách sử dụng các thuật ngữ hướng tới tương lai như dự đoán, tin tưởng, tiếp tục, có thể, ước tính, mong đợi, hy vọng, dự định, có thể, kế hoạch, tiềm năng, nên hoặc sẽ, hoặc các biến thể khác hay thuật ngữ có thể so sánh được. Tuy nhiên, việc không chứa những thuật ngữ như trên không có nghĩa là tuyên bố không mang tính dự báo. Cụ thể, các tuyên bố về kỳ vọng, niềm tin, kế hoạch, mục tiêu, giả định, sự kiện hoặc hiệu suất trong tương lai của Doo Prime thường được coi là tuyên bố hướng tới tương lai.     

Doo Prime đã đưa ra những tuyên bố mang tính dự báo dựa trên tất cả thông tin được tham chiếu bởi Doo Prime hoặc thông tin liên quan đến các kỳ vọng, giả định, ước tính và dự đoán hiện tại của Doo Prime. Mặc dù Doo Prime tin rằng những kỳ vọng, giả định, ước tính và dự báo này là hợp lý, nhưng những tuyên bố mang tính chỉ báo này chỉ là những dự đoán, vẫn tiềm ẩn một số rủi ro, nhiều trong số đó nằm ngoài tầm kiểm soát của Doo Prime. Những rủi ro  và sự bất định trên có thể dẫn đến kết quả, hiệu suất hoặc thành tích khác biệt đáng kể so với những gì được thể hiện hoặc dự báo trong các tuyên bố mang tới dự đoán.     

Doo Prime không đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc bảo đảm nào về độ tin cậy, độ chính xác hoặc tính đầy đủ của các tuyên bố trên. Doo Prime không có nghĩa vụ cung cấp hoặc phát hành bất kỳ bản cập nhật hoặc sửa đổi nào đối với bất kỳ tuyên bố mang tính dự báo nào.     

Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm   

Thông tin này được gửi đến công chúng với mục đích duy nhất là cung cấp thông tin và không nên được xem là lời khuyên đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc sự chào mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin hiển thị tại đây được chuẩn bị mà không có sự tham khảo hoặc cân nhắc đến bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình hình tài chính của cá nhân nào. Bất kỳ sự so sánh, tham khảo nào đối với hoạt động của một công cụ tài chính trong quá khứ hay chỉ số, hoặc một sản phẩm đầu tư sẽ không được xem là một chỉ số đáng tin cậy cho thấy kết quả trong tương lai của loại sản phẩm tài chính tương ứng. Doo Prime và công ty mẹ, các chi nhánh, công ty con, công ty liên kết, đối tác và nhân viên tương ứng, không đại diện hoặc đảm bảo đối với thông tin được hiển thị và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt hoặc các hậu quả nào phát sinh từ bất kỳ thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ nào được cung cấp và mọi rủi ro giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp, lãi hoặc lỗ phát sinh từ khoản đầu tư của bất kỳ cá nhân hoặc khách hàng nào. 

Chia sẻ với:

Tin Tức Thị Trường

USD/JPY Đạt Mức Cao Nhất Kể Từ Năm 1990

Đồng Yên Nhật suy yếu vào thứ Tư trong bối cảnh áp lực dai dẳng từ đồng đô la mạnh và triển vọng tương đối ôn hòa của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, với USDJPY đạt mức cao nhất trong gần 34 năm.

2024-3-27 | Tin Tức Thị Trường

Ngoại Hối Châu Á Giảm Trước Cuộc Họp Của Fed; USD/JPY Kiểm Tra Mức 150

Hầu hết các loại tiền tệ châu Á đều giảm vào thứ Ba do các nhà giao dịch vẫn lo lắng trước cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này

2024-3-19 | Tin Tức Thị Trường

Ngoại Hối Châu Á Ít Thay Đổi, Đồng Đô La Ổn Định Trước Cuộc Họp Của Fed

Đồng yên Nhật biến động nhẹ vào thứ Hai sau khi trải qua một tuần đầy biến động do suy đoán về việc chấm dứt chính sách kiểm soát đường cong lợi suất và lãi suất âm của BOJ

2024-3-18 | Tin Tức Thị Trường