
Bitcoin đang thiết lập kỷ lục mới khi vượt mốc $123,000 và khiến các nhà giao dịch phải chú ý đến mình trong trạng thái sẵn sàng “chấp nhận rủi ro”. Liệu rằng đây chỉ là một cơn sốt ngắn hạn, hay thực sự xuất hiện những nhân tố chuyển dịch đằng sau?
Nếu quan sát trong giai đoạn này, ta có thể nhận ra rằng có hai động lực chính đằng sau cơn “sốt” Bitcoin, và trùng hợp làm sao, chúng xuất hiện tại cùng một thời điểm. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn chưa thật sự nhận ra sự liên kết giữa hai nhân tố trên.
Cụ thể, nhân tố thứ nhất đến từ Washington – trung tâm hành chính quyền lực của Mỹ. Tiếp đến, nhân tố thứ hai âm thầm hình thành trong hệ thống tiền tệ toàn cầu, và được cho là tín hiệu sớm dẫn dắt sự bùng nổ của Bitcoin trong những đợt tăng giá gần đây.
Khi hai nhân tố trên cùng kết hợp, thì chúng ta lại sở hữu một công thức hoàn hảo khiến Bitcoin tăng giá “vùn vụt”, và rất có thể, đây không chỉ là một cơn “sốt” nhất thời trong ngắn hạn.
Các Dự Luật Mới Làm Thay Đổi Cuộc Chơi
Xuyên suốt nhiều năm, nhà đầu tư Bitcoin luôn đứng ngồi không yên trước một thắc mắc vẫn còn “lơ lửng”: Liệu Nhà Trắng thực sự muốn làm gì đối với tiền mã hoá?
Giữa lúc Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Hoa Kỳ (SEC) liên tục nhắm vào các sàn giao dịch, thì tranh cãi xoay quanh việc liệu đồng ETH hay stablecoin có được xem là chứng khoán, hay tình trạng thiếu đồng nhất giữa các đồng tiền lớn, dần trở thành tâm điểm. Tuy nhiên, giờ đây, điều này đang dần thay đổi.
Theo đó, Hạ viện Mỹ đang xúc tiến nhiều dự luật tiền số quan trọng, nổi bật trong đó là Đạo Luật Đổi Mới Tài Chính & Công Nghệ Thế Kỷ 21. Bộ luật này sẽ lần đầu làm rõ ai có quyền quản lý loại tài sản nào, đồng thời trao quyền giám sát rõ ràng hơn cho CFTC đối với Bitcoin và các tài sản số khác, đồng thời tạo cơ chế cấp phép liên bang cho sàn và stablecoin.
Vì Sao Bitcoin Lại “Yêu Thích” Những Dự Luật Này?
Bitcoin không đơn thuần tăng giá chỉ vì một số dự luật “có thể” được thông qua. Điểm mấu chốt là khi có khung pháp lý rõ ràng, thì yếu tố bất an xoay quanh đồng tiền số này sẽ tan biến.
Bấy lâu nay, các quỹ lớn đều yêu thích Bitcoin bởi tính độc bản: nguồn cung giới hạn, được ví như “vàng kỹ thuật số”, khả năng chống lạm phát cùng mạng lưới thanh toán toàn cầu. Tuy nhiên, điều khiến nhiều người còn do dự chính là sự mù mờ về mặt pháp lý. Nếu bộ phận tuân thủ không thể xác định được liệu SEC có thể đàn áp thẳng tay loại tiền số này trong ngày mai hay không, thì thật khó để minh chứng cho nguồn phân bổ vốn thực tế của khách hàng.
Với một đạo luật rõ ràng hơn, các “cá mập” đương nhiên sẽ bắt tay vào cuộc với những quỹ đang mon men trước sức ảnh hưởng của tiền số như: quỹ hưu trí, bảo hiểm hay quỹ chủ quyền quốc gia. Hơn ai hết, các nhà đầu tư là những người muốn chắc chắn rằng, BTC mình mới mua trong hôm nay sẽ không phải dính líu đến vấn đề lưu ký kiện cáo hay đóng băng quỹ ETF.
Bởi lẽ đó, đừng chỉ xem đợt phục hồi lần này của Bitcoin là “FOMO” ở phạm vi nhỏ lẻ. Thay vào đó, nhiều khả năng đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang dần mở đường cho tiền số bằng việc tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý minh bạch hơn.
Thanh Khoản M2 Toàn Cầu: Nhân Tố Thầm Lặng
Giờ thì hãy bàn đến nhân tố thứ hai ít được nhắc đến hơn – thanh khoản toàn cầu.
Trên thực tế, những bước đi lớn nhất của Bitcoin thường liên quan đến xu hướng thanh khoản. Khi các ngân hàng trung ương bơm tiền hoặc nguồn cung tiền M2 toàn cầu tăng, các tài sản rủi ro như Bitcoin thường dậy sóng. Lý do đơn giản là vì, mức thanh khoản dồi dào đồng nghĩa với việc thúc đẩy cho nhiều thị trường hơn, trong đó có cả chứng khoán, vàng lẫn tiền số.

Biểu đồ M2 lúc này đang diễn biến giống như chỉ báo dẫn dắt 12 tuần cho giá Bitcoin. Khi đường M2 di chuyển lên trên, Bitcoin thường nối gót đi theo sau. Hiện tại, tín hiệu M2 cho thấy khả năng Bitcoin có thể hướng tới mốc tối thiểu là $150,000. Hơn nữa, với việc được theo dõi sát sao thì cộng đồng giao dịch, thì Bitcoin còn có thể được thúc đẩy để tăng cao hơn nữa.
Lúc này, khi mà tâm điểm đang hướng về các dự luật tiền số tại Mỹ, thì dòng tiền thông minh cũng đang bám sát câu chuyện thanh khoản. Nhiều khả năng, sự cộng hưởng 2 trong 1 này mới thực sự là động lực chính cho cú breakout hiện tại của BTC.
Phân Tích Kỹ Thuật Cũng Đang Hỗ Trợ BTC
Bên cạnh hai nhân tố được phân tích bên trên, thì yếu tố kỹ thuật cũng đóng vai trò quan trọng cho đợt tăng giá lần này của Bitcoin. Khi mà đồng tiền số này vừa phá vỡ ngưỡng kháng cự quan trọng quanh mốc $112,000 với khối lượng giao dịch lớn, thì cũng là lúc mà nhiều nhà đầu tư khởi động chiến lược của mình và bắt đầu đổ tiền vào.

Thêm vào đó, khi các lệnh bán khống bị “quét sạch”, thì cũng không mấy khó hiểu để chứng kiến BTC dễ dàng vượt qua mốc $123 mà không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Đây là mẫu điển hình của thị trường tiền số: khi “câu chuyện dẫn dắt” (hy vọng về đạo luật) gặp đúng thời điểm phá vỡ kỹ thuật, thì hiệu ứng cộng hưởng sẽ tạo lực tăng rất mạnh cho Bitcoin. Bởi lẽ đó, các nến tăng “bốc lửa” đã xuất hiện trên biểu đồ ngay lúc này.
Để xác nhận liệu đây có phải là khởi đầu của làn sóng tăng lớn hơn, thì Bitcoin có thể sẽ kiểm tra lại vùng breakout gần mốc $112,000. Và nếu giữ được ở mức này, thì đà tăng của tài sản này có thể còn tiếp diễn.
Kịch Bản Nào Cho Altcoin?
Trong bối cảnh Bitcoin tăng kỷ lục, thì nhiều nhà đầu tư dần đặt nghi vấn về phía altcoin: Liệu rằng “mùa altcoin” có quay lại? Thực chất là còn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau để xác định được xu hướng của altcoin.
Phải biết rằng, Bitcoin tăng một phần vì đây là khoản đầu tư “sạch” nhất trên bàn đàm phán dự luật mới của Mỹ, khi nhiều người xác định đây gần như được xem là hàng hoá chứ không phải chứng khoán. Về phần mình, Altcoin – nhất là các token nhỏ, vẫn chưa định hình rõ ràng về loại hình tài chính. Tuy nhiên, trong trường hợp Quốc hội ban hành khung luật minh bạch cho thị trường thứ cấp, thì cả Ethereum lẫn các token vốn hoá nhỏ hơn đều có thể tăng mạnh về giá trị.
Nói cách khác, dẫu ra sao thì Bitcoin vẫn sẽ là đồng tiền được hưởng lợi đầu tiên. Tuy nhiên, về lâu về dài, thì các dự luật rõ ràng có thể tạo ra động lực mạnh mẽ để altcoin phát triển.
Hai Động Lực Tạo Nên Một Đợt Sóng Mạnh
Đây là một thời điểm “hiếm có khó tìm”, khi mà cả hai động lực đều tác động đồng thời đối với BTC:
- Các bước tiến lớn về luật pháp – có thể kích thích dòng tiền định chế lớn.
- Sóng thanh khoản toàn cầu gia tăng – là “đồng minh” thân cận của Bitcoin.
Trên đây chính là lý do chính khiến đồng Bitcoin bứt phá mạnh mẽ mà vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong thời gian tới, quý bạn đọc nên chú ý các cuộc bỏ phiếu ở Hạ viện Mỹ, cũng như đồ thị M2. Bởi lẽ, hai chỉ báo trên có thể kể cho các nhà giao dịch một câu chuyện mà không một ai muốn bỏ lỡ.
Tuyên Bố Rủi Ro
Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Tài liệu này là bình luận chung về thị trường và không được chuẩn bị thể theo các yêu cầu pháp lý nhằm đảm bảo tính độc lập của nghiên cứu đầu tư. Do đó, tài liệu sẽ không chịu bất kỳ hạn chế nào về việc giao dịch trước khi công bố nghiên cứu đầu tư. Bài viết này không nhằm mục đích cung cấp tư vấn đầu tư, khuyến nghị, đề nghị hoặc lời mời mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Mọi mức giá hoặc tham chiếu thị trường được đề cập trên đây chỉ nhằm mục đích minh họa và không cấu thành dự báo hoặc lời khuyên đầu tư cụ thể.
Thông tin được cung cấp trên đây không dành cho cư dân của bất kỳ khu vực pháp lý nào – nơi mà việc phân phối hoặc sử dụng thông tin này là vi phạm pháp luật hoặc quy định tại địa phương. Thông tin này không xét tới mục tiêu đầu tư, tình hình tài chính hoặc nhu cầu cụ thể của bất kỳ cá nhân nào. Những đề cập liên quan đến hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ báo đáng tin cậy cho hiệu suất trong tương lai của một sản phẩm. Doo Prime và các công ty liên kết không đưa ra bất kỳ đảm bảo hoặc cam kết nào về tính chính xác, đầy đủ hoặc đáng tin cậy của thông tin này và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng tài liệu này hoặc từ bất kỳ khoản đầu tư nào dựa trên đó.
Thông tin trên không nên được sử dụng hoặc coi là cơ sở để đưa ra bất kỳ quyết định giao dịch hoặc đầu tư nào, cũng như không phải là lời mời tham gia bất kỳ một giao dịch nào. Doo Prime không bảo đảm tính chính xác hay đầy đủ của báo cáo/tài liệu này và sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ tổn thất nào phát sinh từ việc sử dụng báo cáo/tài liệu này. Bạn không nên dựa vào báo cáo/tài liệu này để thay thế cho các đánh giá độc lập của mình. Thị trường luôn tiềm ẩn rủi ro, và các khoản đầu tư của bạn cần được thực hiện một cách cẩn trọng.