
Khi thị trường biến động, hai tài sản được nhắc đến nhiều nhất với vai trò “nơi trú ẩn an toàn” là vàng và bitcoin. Vàng là cái tên đã được tin tưởng suốt hàng ngàn năm. Bitcoin thì mới chỉ vừa qua tuổi “thiếu niên” nhưng đã đủ sức lay chuyển cả hệ thống tài chính truyền thống.
Trong bối cảnh rủi ro địa chính trị dần hạ nhiệt và thị trường tập trung vào những động thái tiếp theo từ Fed, vàng và Bitcoin đang bước vào một cuộc đọ sức trực tiếp nhằm cạnh tranh ngôi “vương” cho vị trí tài sản trú ẩn an toàn đối với dòng tiền đầu tư.
Vậy, đâu sẽ là lựa chọn trú ẩn an toàn trong thời gian còn lại của năm 2025? Mời quý bạn đọc đón xem bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Vì Sao Chủ Đề Này Lại Có Tầm Ảnh Hưởng Mạnh Mẽ?
Các cuộc đàm phán hòa bình ở Trung Đông cùng nhiều động thái không ngừng nghỉ của ông Trump nhằm tháo gỡ căng thẳng toàn cầu đã giúp loại bỏ một rủi ro lớn trong ngắn hạn. Theo đó, giá dầu hạ nhiệt và mức dự đoán lạm phát đang giảm dần. Điều này khiến thị trường dần hướng tâm điểm về Fed và khả năng mà ngân hàng trung ương này cắt giảm lãi suất.
Đây chính là lúc vàng và Bitcoin được đặt lên bàn cân cho vị trí “vua trú ẩn”. Cả hai có những điểm tương đồng nhất định, khi đều hưởng lợi nếu đồng USD suy yếu và lãi suất thực giảm. Đồng thời, hai loại tài sản này cũng thu hút dòng vốn phòng thủ muốn bảo vệ sức mua.
Nhưng ở thời điểm hiện tại, đâu là loại tài sản chiếm ưu thế?
So Sánh Nhanh Giữa Vàng & Bitcoin Năm 2025
Trước khi đi sâu vào phân tích động lực đằng sau mỗi loại tài sản, hãy cùng điểm qua bảng so sánh các yếu tố mà nhà đầu tư đang quan tâm nhất hiện tại:

Sau khi đã có cái nhìn tổng quát, hãy cùng phân tích lý do vì sao vàng vẫn có thể “tỏa sáng” trong năm nay và điều gì có thể thúc đẩy Bitcoin tăng tốc.
Vàng: Mục Tiêu $4,000 Có Khả Thi?
Gần đây, giá vàng đã lập đỉnh lịch sử mới khoảng $3,500/ounce trước khi tiến hành điều chỉnh nhẹ. Đà tăng này đến từ sự kết hợp giữa nhiều yếu tố: sự suy giảm của lợi suất trái phiếu Mỹ, mức mua ròng của ngân hàng trung ương trên toàn cầu, cùng những lo ngại về tính bền vững của nợ công trong dài hạn. Ngay cả khi “phí bảo hiểm chiến tranh” đang mờ nhạt, thì biểu đồ giá vàng biểu hiện ngay bên dưới vẫn rất tích cực.

Về phân tích kỹ thuật, vàng đang hình thành vùng tích lũy lớn trên mốc $3,500 và có thể sắp phá vỡ ngưỡng này. Đây là giai đoạn tích lũy “cốc và tay cầm” – vốn kéo dài từ sau đỉnh 2011. Nếu mô hình này hoàn thiện, thì không loại trừ khả năng vàng sẽ hướng tới mốc $4,000 – thậm chí là xa hơn.
Vàng còn là “bảo hiểm” tối thượng cho nhiều người: Không lo rủi ro về công nghệ, không đối tác trung gian, không sợ bị hack – chỉ đơn giản là tài sản hữu hình đã tồn tại qua hàng ngàn năm.
Tuy nhiên, vàng cũng có nhược điểm của riêng nó. Cụ thể, vàng thường phản ứng khá chậm với biến động của thị trường, bên cạnh việc không tạo ra dòng thu nhập và mức giá tăng theo chu kỳ kéo dài. Chính thực tế này đòi hỏi nhà đầu tư vàng cần sự kiên nhẫn nhất định.
Bitcoin: Mốc $150,000 Còn Bao Xa?
Bitcoin đang đi ngang trong khu vực từ $100,000 đến $110,000 suốt một tháng qua. Dòng tiền tổ chức thì ngày càng đổ vào thông qua các quỹ ETFs. Đặc biệt, tin đồn ông Trump dự trữ Bitcoin cho nguồn dự trữ quốc gia lại càng làm đồng tiền số này nóng hơn bao giờ hết. Trong khi đó, lượng cung tiền toàn cầu (M2) cho thấy Bitcoin vẫn còn khả năng tăng cao hơn nữa, bởi lịch sử từng chứng kiến giá Bitcoin thường đi sau đường M2 khoảng 12 tuần. Điều này đồng nghĩa với việc đà tăng có thể được tiếp tục nếu mức thanh khoản toàn cầu được mở rộng.

Đặc điểm vượt trội của Bitcoin so với vàng là khả năng tăng trưởng như “vũ bão”. Năm 2011, bạc tăng từ $35 lên $50 chỉ trong vòng sáu tuần; Bitcoin thì đủ sức làm điều tương tự, thậm chí có thể còn mạnh hơn khi có động lực phù hợp.
Bitcoin là đồng tiền kỹ thuật số, không biên giới, với nguồn cung hữu hạn – những lý do khiến loại tài sản này ngày càng thu hút nhà đầu tư trong bối cảnh các chính phủ liên tục in tiền để giải quyết khủng hoảng.
Tuy nhiên, Bitcoin cũng không tránh khỏi một số rủi ro nhất định. Thứ nhất, bitcoin sở hữu mức biến động giá mạnh và có khả năng tăng giảm đôi con số chỉ trong một ngày. Thứ hai, việc đầu tư vào bitcoin cũng là đặt cược vào sự chấp nhận thích nghi liên tục, với hệ thống hạ tầng công nghệ hiện tại và những rủi ro về pháp lý. Như vậy, nếu vàng là loại tài sản truyền thống bao đời, thì Bitcoin là một làn “gió” mới với nhiều tín hiệu hứa hẹn khiến bao người đắm say.
Vàng Vs Bitcoin: Chọn Gì Lúc Này?
Vậy ai là người chiến thắng?
Câu trả lời còn tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro và mục tiêu tài chính của riêng bạn.
- Vàng: Chậm rãi, ổn định, đáng tin cậy. Thường chỉ tăng mạnh ở giai đoạn sau của chu kỳ khi lãi suất thực giảm sâu hoặc đồng USD rớt giá mạnh. Phù hợp với người muốn an nhàn mà không cần lo nghĩ quá nhiều trước biến động.
- Bitcoin: Dành cho ai chấp nhận mạo hiểm và kỳ vọng mức lợi nhuận “khủng”. Bitcoin tăng giá nhờ mức thanh khoản trên toàn cầu, và nếu Fed cắt mạnh lãi suất, thì đà tăng có thể vượt kỳ vọng của nhiều người.
Xu hướng đang được nhiều chuyên gia lựa chọn lúc này, không gì khác ngoài việc phân bổ linh hoạt danh mục đầu tư: chọn vàng cho vai trò bảo hiểm, và bổ sung một ít Bitcoin để kiếm lời. Sự kết hợp này sẽ góp phần tạo ra một hàng rào hiện đại phòng chống cả rủi ro kinh tế lẫn lạm phát.
Những Yếu Tố Cần Theo Dõi Sắp Tới
Chính sách Fed:
Nếu Powell quyết định hạ lãi suất, thì vàng và Bitcoin đều có cơ hội bứt phá. Lúc này, khi lãi suất thấp hơn thì đồng USD cũng sẽ suy yếu và khiến cho nhiều tài sản thay thế khác trở nên hấp dẫn hơn.
Diễn biến lạm phát:
Nếu giá dầu tăng lại hoặc các loại thuế quan mới được duy trì, Fed có thể buộc phải giữ lãi mức lãi suất hiện tại. Trong tình huống này, lợi thế sẽ nghiêng về vàng nhiều hơn.
Dòng tiền tổ chức:
Nhiều quỹ ETFs Bitcoin giao ngay, các quỹ đầu tư quốc gia tham gia vào BTC hoặc các ngân hàng trung ương mua vàng đều có khả năng thúc đẩy cho những động lực mới, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến giá vàng hoặc bitcoin.
Cuộc đua công nghệ hay câu chuyện vĩ mô:
Bitcoin cần tiếp tục được ứng dụng bằng công nghệ. Riêng vàng chỉ cần mức nợ toàn cầu tiếp tục tăng – vốn được xem là khả thi khi mức nợ đã đạt mức cao kỷ lục mới trên 324 nghìn tỷ USD.
Vàng & Bitcoin: Có Nên Song Hành?
Vàng và Bitcoin không phải là đối thủ cạnh tranh, mà là đối tác cùng bảo vệ danh mục đầu tư trước một hệ thống tài chính toàn cầu – vốn chưa dứt khỏi nợ nần và tác động từ việc bơm thanh khoản.
Trong thời điểm hiện tại, khi mà các rủi ro về chiến tranh dần lắng lại và tâm điểm dồn về các ngân hàng trung ương, thì cả vàng và bitcoin đều có cơ hội để tỏa sáng. Như vậy, câu hỏi nên được đặt ra lúc này không phải là nên chọn vàng hay bitcoin, mà là nên phân bổ hai loại tài sản này ra sao để phù hợp với chiến lược dài hạn của bạn.
Tuyên Bố Rủi Ro
Chứng Khoán, Hợp Đồng Tương Lai, CFDs và những sản phẩm tài chính khác tiềm ẩn rủi ro cao bởi sự biến động về giá trị và giá cả của các công cụ tài chính cơ bản. Do những biến động bất lợi và không thể đoán trước của thị trường, sẽ xuất hiện các khoản lỗ lớn vượt quá mức đầu tư ban đầu mà nhà giao dịch có thể phải chịu trong khoảng thời gian ngắn.
Vui lòng đảm bảo rằng bạn đã đọc và hiểu đầy đủ các rủi ro giao dịch của công cụ tài chính tương ứng trước khi tham gia vào bất kỳ giao dịch nào với chúng tôi. Bạn nên tìm kiếm lời khuyên chuyên môn độc lập nếu bạn không hiểu những rủi ro mà chúng tôi đề cập tại đây.
Tuyên Bố Miễn Trừ Trách Nhiệm
Thông tin được hiển thị trong blog này chỉ nhằm mục đích tham khảo, không phải là tư vấn đầu tư, khuyến nghị, ưu đãi hoặc lời mời chào mua hoặc bán bất kỳ công cụ tài chính nào. Thông tin trên không xem xét bất kỳ mục tiêu đầu tư hoặc tình trạng tài chính cụ thể nào của người đọc. Các tham chiếu hiệu suất trong quá khứ không phải là chỉ số đáng tin cậy về hiệu suất của sản phẩm tương ứng trong tương lai. Doo Prime và các chi nhánh liên quan không đưa ra bất kỳ tuyên bố hay bảo đảm nào về tính chính xác hoặc đầy đủ của thông tin, và không chịu trách nhiệm pháp lý đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh từ việc sử dụng thông tin, hoặc từ các khoản đầu tư nào được thực hiện dựa trên thông tin đó.